Tỷ lệ sử dụng C/O với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng so với năm đầu thực thi
Sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (1/8/2020 - 1/8/2022), tỷ lệ sử dụng C/O đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng so với năm đầu thực thi. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã từng bước tận dụng hiệu quả các cam kết về thuế quan của Hiệp định EVFTA.
Đó là chia sẻ của ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Nạp Tiền 188bet ) với báo chí nhân sự kiện 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA.
Theo đánh giá của các chuyên gia, EVFTA là hiệp định mà Việt Nam tận dụng tốt hơn nhiều so với các hiệp định thương mại khác khi có hiệu lực. Ông nhìn nhận như thế nào về việc thực thi hiệp định này?
Trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định, với biên độ ưu đãi, mức độ thuế quan được cắt giảm mà Việt Nam được hưởng còn chưa lớn, cùng với đó bối cảnh quốc tế không hoàn toàn thuận lợi như đại dịch Covid-19 phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng… nhưng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đạt trên 14%.
Sang năm thứ 2 thực thi, mặc dù chưa có số liệu đầy đủ, nhưng cũng ghi nhận tín hiệu tích cực. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam thông qua giấy chứng nhận xuất xứ mà doanh nghiệp được cấp trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng rất mạnh, đạt trên 32%. Tỷ lệ này cao hơn khoảng hơn 4 lần so với tỷ lệ tận dụng ưu đãi mà chúng ta đạt được trong Hiệp định CPTPP - một hiệp định cũng có tiêu chuẩn cao. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã từng bước tận dụng hiệu quả các cam kết về thuế quan của Hiệp định EVFTA.
Khi Việt Nam đàm phán Hiệp định EVFTA, nông sản là nhóm hàng đầu tiên ưu tập trung đàm phán. Điều đáng mừng, nhóm hàng này đã thể hiện việc tận dụng ưu đãi nhanh nhất trong Hiệp định EVFTA. Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu tương đối toàn diện ở nhiều nhóm hàng, như cà phê tăng trên 62 %, hạt tiêu trên 81% trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định; hải sản trên 22 %; gạo – mặt hàng Việt Nam gần như chưa xuất khẩu sang thị trường EU, nay đã có những bước tăng trưởng tương đối khá, trên 40%. Điều quan trọng hơn, xuất khẩu sang EU không chỉ tăng về số lượng mà còn chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản sang một số nhóm hàng có giá trị gia tăng cao hơn so với trước đây.
Ngoài ra, một số ngành hàng chế biến, chế tạo trong giai đoạn đầu tiên cũng chứng kiến bước tăng trưởng khá cao, như nhóm hàng máy móc, thiết bị có mức tăng trưởng trên 20 % và sản phẩm liên quan đến sắt, thép tăng 147%…
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên
Thưa ông, đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp sau 2 năm thực thi Hiệp định?
Lẽ ra, chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại về thâm nhập thị trường, tuy nhiên do tác động của Covid-19, nên chưa thực hiện được. Vì vậy, chúng ta cần phải thúc đẩy mạnh công tác tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại để doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn và thị trường EU.
Ngoài ra, hiện nay, thị trường EU đang có xu hướng dịch chuyển rất mạnh mẽ sang tiêu dùng hàng hóa xanh, sạch và đáp ứng tiêu chuẩn về lao động, về môi trường… tức là họ không chỉ đơn thuần yêu cầu về giá cả, chất lượng mà còn quan tâm đến quy trình sản xuất hàng hóa đó như thế nào. Chúng ta cần đón đầu xu hướng này. Nếu như thành công theo xu hướng này, giá trị thu được trong quá trình xuất khẩu sang EU sẽ lớn hơn rất nhiều.
Một vấn đề nữa cần lưu ý, EU là thị trường cơ bản rất khó tính với nhiều yêu cầu về kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, thậm chí có cả những tiêu chuẩn doanh nghiệp tự đặt ra. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chuyển đổi mô hình, để đáp ứng tốt nhất thị hiếu ở thị trường EU, từ đó khai thác một cách có hiệu quả, lâu dài và bền vững.
Bước sang năm thứ 3 thực hiện Hiệp định EVFTA, theo ông, chúng ta cần làm gì để thực thi hiệp định này đạt được hiệu quả cao nhất?
Sau 3 năm thực thi, biên độ ưu đãi, mức ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng mới đủ lớn để tạo động lực xuất khẩu mạnh hơn. Vì vậy, đây cũng là giai đoạn chúng ta cần tập trung đẩy mạnh công tác thực thi. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế phức tạp như xung đột vũ trang, một số nguyên nhiên vật liệu tăng giá làm giảm tổng cầu của thị trường EU, chúng ta càng phải thúc đẩy quá trình thực thi hiệp định tốt hơn. Điều quan trọng nhất là cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng doanh nghiệp để có thể khai thác tốt nhất những quy định đã có trong hiệp định. Thực tế, trong thời gian qua, sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để thực thi Hiệp định EVFTA, tất cả các bộ, ngành cũng như các địa phương đã tích cực vào cuộc để thúc đẩy này.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải hỗ trợ mạnh mẽ để doanh nghiệp có thể tự lớn lên, tìm hiểu thông tin tốt hơn tham gia vào thị trường EU và vượt qua thách thức, rào cản về kỹ thuật, xu hướng tiêu dùng mới đang phát sinh ở thị trường EU. Vì vậy, rất cần có sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, địa phương, giúp doanh nghiệp có đủ sức mạnh để tăng tốc trên “con đường cao tốc EVFTA”.