Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

EVFTA giúp nhà đầu tư EU quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam

Hiện Liên minh châu Âu (EU) là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký lũy kế đến tháng 8/2022 đạt 27,6 tỷ USD. Tính riêng 8 tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với 104 dự án cấp mới.

Theo nhận định của ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại một hội thảo diễn ra mới đây, quy mô vốn trung bình của các dự án nhà đầu tư EU đầu tư tại Việt Nam đạt 12 triệu USD/dự án, đang có xu hướng tăng và là mức cao hơn so với bình quân chung và so với giai đoạn trước khi có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Từ những phân tích trên, ông Nguyễn Anh Dương nhận định, EVFTA là chất xúc tác thúc đẩy thu hút FDI từ châu Âu vào Việt Nam theo hướng tương đối tích cực, điều này được thể hiện qua dòng đầu tư đăng ký mới từ khu vực EU vào Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Sự gia tăng này thể hiện không chỉ ở tổng số vốn mà còn thể hiện được quy mô trung bình của các dự án.

Đặc biệt hơn, nguồn vốn bổ sung từ phía EU không phải chỉ từ vốn đầu tư mà nó còn có hỗ trợ từ kênh Chính phủ với Chính phủ, tức là Liên minh châu Âu và các Chính phủ của các nước thành viên EU cũng đã có những hỗ trợ kỹ thuật nhằm đáp ứng giúp Việt Nam nâng cao năng lực đáp ứng được những tiêu chuẩn cả về thương mại, đầu tư mà phía EU cần.

Việc thực hiện Hiệp định EVFTA gắn với bối cảnh phải xử lý tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thời gian qua đã khiếnViệt Nam gặp những vấn đề khó khăn về các đợt dịch, đặc biệt là đợt dịch thứ tư từ giữa năm 2021, nhưng Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài rất tích cực trong việc đối thoại với các cơ quan Chính phủ, chia sẻ những sáng kiến, những đề nghị có tính chất xây dựng để Việt Nam, từ đó có những cân nhắc mạnh mẽ hơn đối với việc chuyển đổi cách tiếp cận từ phòng, chống dịch từ đó linh hoạt và kiểm soát dịch Covid-19 một cách bền vững hơn.

Từ những phân tích trên, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, quá trình hợp tác thu hút FDI từ EU không phải chỉ đơn giản là từ phía doanh nghiệp với doanh nghiệp mà từ Chính phủ với Chính phủ mà kể cả từ Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn để từ đó hai bên có những hiểu biết hơn, tạo dựng được một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bền vững và dễ tiên liệu ở Việt Nam.

Báo cáo Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố cho thấy: 42% doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng dòng vốn vào Việt Nam vào cuối năm 2022.  Ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: Tương lai tươi sáng đang ở phía trước. Việt Nam mang lại cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp châu Âu với triển vọng của đất nước trong trung và ngắn hạn.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những lợi thế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam chỉ mang tính ngắn hạn khi các đối thủ trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang tích cực đàm phán FTA với EU, đồng thời EU cũng đang hướng tới một FTA chung trong khu vực ASEAN. Chưa kể, FDI của EU vào Việt Nam thời gian tới cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách thương mại mới của EU, khi dành ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh.

Trên cơ sở đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thu hút FDI từ EU vào các dự án xanh, Việt Nam cần tạo dựng khung chính sách phù hợp với nhà đầu tư EU để họ mang vốn tới Việt Nam, tiến tới tạo được một hệ sinh thái cho hoạt động của doanh nghiệp, của nhà nhà đầu tư EU.


Tác giả: Phương Minh

Tin nổi bật

Liên kết website