Thực thi hiệu quả Chương thương mại và phát triển bền vững của EVFTA
Trong 2 ngày 22 và 23/11, tại Hà Nội, Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Nạp Tiền 188bet ) đã tổ chức Hội nghị tập huấn về nhóm tư vấn trong nước (DAG) để thực thi hiệu quả Chương thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Trong chương trình hội nghị diễn ra vào sáng 22/11, đại diện Vụ Chính sách Thương mại đa biên đã cập nhật một số nội dung chính trong lĩnh vực lao động tại Phiên họp và Diễn đàn Uỷ ban Thương mại và Phát triển bền vững lần 2 của EVFTA.
Cùng với đó, chuyên gia về lao động của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã đề cập đến tình hình thực thi Chương Thương mại và Phát triển bền vững trong lĩnh vực lao động của EVFTA. Quy đinh về phát triển bền vững trong lĩnh vực lao động của EU đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
Chương 13 EVFTA bao gồm 17 Điều chia thành 03 nhóm nội dung: (i) Các cam kết về cách thức ban hành các tiêu chuẩn, quy định nội địa liên quan tới các khía cạnh bền vững; (ii) Các cam kết về các khía cạnh cụ thể của phát triển bền vững (lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp); (iii) Các vấn đề khác (giám sát, giải quyết tranh chấp, giám sát…), các cam kết trong Chương này phần lớn không đặt ra các yêu cầu bắt buộc hay tiêu chuẩn mới mà chủ yếu là nhắc lại các nghĩa vụ đang thực thi hoặc ghi nhận cam kết nỗ lực cải thiện hiện trạng, nâng cao các tiêu chuẩn nội địa.
Nhóm 1 bao gồm 03 Điều khoản đầu tiên, cam kết về các tiêu chuẩn, quy định nội địa về phát triển bền vững: (i) Không được loại bỏ hoặc hạ bớt các tiêu chuẩn, quy định pháp luật về môi trường, lao động của mình theo cách thức ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU; (ii) Không được vì mục đích thúc đẩy thương mại đầu tư mà bỏ qua việc thực thi các quy định pháp luật về môi trường, lao động; (iii) Không được áp dụng các quy định về môi trường, lao động theo cách thức có thể hạn chế thương mại đầu tư giữa Việt Nam và EU một cách trá hình; (iv) Khi dự thảo hoặc thực thi các quy định nhằm bảo vệ môi trường, điều kiện lao động thì phải dựa trên các căn cứ, thông tin khoa học sẵn có, tham khảo các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế liên quan; và (v) Phải bảo đảm nguyên tắc minh bạch, tham vấn đầy đủ khi ban hành các quy định, tiêu chuẩn mới về lao động, môi trường.
Về cam kết lao động trong EVFTA, EU và Việt Nam “tái khẳng định cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ theo ILO và Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về các chuyên tắc cơ bản trong lao động” năm 1988, sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi hiệu quả các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động (gồm 8 công ước cơ bản), bao trùm các chủ đề được xem là các nguyên tắc cơ bản trong lao động như: Tự do hiệp hội và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể; xoá bỏ, chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; xoá bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Thông tin từ Hội nghị tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả Chương thương mại và phát triển bền vững tại EVFTA cũng cho thấy, EU rất nghiêm khắc với những sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Theo đó, những biểu hiện nhận biết lao động cưỡng bức theo ILO, bao gồm: Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; doạ nạt, đe doạ; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; làm thêm giờ quá quy định…
Ngày 3/6/2022, Uỷ ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã đưa ra dự thảo Nghị quyết số B9-0291/2022 về việc xây dựng một biện pháp thương mại mới để cấm các sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Sau khi thảo luận dự thảo này, Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết số 2022/2611 (RSP- Nghị quyết chuyên đề) ngày 9/6/2022, định hình một số vấn đề liên quan.
Bên cạnh đó, Nghị viện châu Âu cũng đề nghị xây dựng một dự thảo luật quy định một cơ chế truy vết hiệu quả áp dụng với hàng hoá do lao động cưỡng bức và lao động trẻ em làm ra, tiến tới cấm hoàn toàn việc nhập khẩu vào EU các hàng hoá liên quan đến các hình thức nô lệ hay lao động cưỡng bức thời hiện đại.