Nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Áo nhờ EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực đã tạo nhiều cơ hội để hàng hóa Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Áo. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu, trong đó có cà phê, thủy sản – những mặt hàng mà Áo có nhu cầu nhập khẩu lớn.
Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại của Việt Nam và Áo ghi nhận tốc độ phát triển tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm. Nếu như trong năm 2009, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Áo mới chỉ đạt 256,8 triệu USD, năm 2010 đạt 267,4 triệu USD thì đến năm 2013 đã tăng lên 1,95 tỷ USD, năm 2019 đã đạt tới hơn 3,6 tỷ USD. Năm 2020, mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Áo đã giảm xuống 3,2 tỷ USD do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng vẫn tăng gấp gần 12 lần so với thời điểm 10 năm trước đó.
Mặc dù giảm, nhưng hàng hóa của Việt Nam cũng đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường Áo khi theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Áo từ thị trường Việt Nam lại tăng mạnh. Theo số liệu thống kê của ITC, hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Áo trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của Covid-19. Trong năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường này đạt 172,2 tỷ USD, giảm 2,5% so với năm 2019. Trong đó, Việt Nam là thị trường nhập khẩu ngoại khối lớn thứ 3 của Áo, chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, từ khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2021 đã đạt trên 3,3 tỷ USD; đầu tư của hai bên mặc dù còn khiêm tốn nhưng đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua con số 60 doanh nghiệp Áo hiện đang đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Theo thống kê của Nạp Tiền 188bet , trong 8 tháng đầu năm 2022, thương mại hai chiều Việt Nam - Áo đạt khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng vẫn thặng dư 1,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Áo đạt 1,75 tỷ USD, giảm 7,6%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Áo đạt 154,5 triệu USD, giảm 28,7%. Điện thoại các loại và linh kiện, máy móc là 2 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Áo, lần lượt chiếm 74%, và 8% kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022. Dệt may, da giày và nguyên phụ liệu chỉ chiếm khoảng 2%. Trong cùng kỳ, Việt Nam nhập khẩu từ Áo giấy chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu, máy móc thiết bị 25%, nguyên phụ liệu dệt may 6%, sản phẩm thủy tinh 5%, dược và sản phẩm dược 5%. Tính đến 20/8/2022, Áo đứng thứ 44 trong tổng số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 41 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 148,41 triệu USD.
Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Nạp Tiền 188bet ), mặc dù đã có tín hiệu khả quan hơn, nhưng đây vẫn là mức tăng khá thấp nếu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang toàn khối EU trong cùng thời gian. Nguyên nhân chính là do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Áo nhìn chung khá hạn chế, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng không thiết yếu, nên nhu cầu tiêu thụ của thị trường Áo giảm mạnh trước tác động của dịch Covid-19.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Áo, sản phẩm điện thoại di động và phụ tùng chiếm gần 80% tỷ trọng. Các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu bởi khối doanh nghiệp FDI. Các mặt hàng còn lại như: hàng dệt may, giày dép các loại, sản phẩm gốm sứ, gỗ và sản phẩm gỗ… kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Áo.
Để có thể tận dụng hiệu quả hơn các cam kết thuế quan trong EVFTA và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Áo, bên cạnh việc nỗ lực gia tăng thị phần đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may hay giày dép, theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ, các doanh nghiệp nên cố gắng mở rộng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà Áo cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lớn như cà phê hay hàng thủy sản.
Ngoài ra, hiện nay, trong bối cảnh chi phí logistics rất cao, hàng hóa Việt Nam vào Áo thường phải đi qua các nước khác như Hà Lan, Séc, hoặc Thái Lan để có chi phí logistics thuận lợi, rẻ hơn. Trong khi đó, Slovenia có cảng Koper, thành phố lớn thứ ba của nước này và là thành phố lớn nhất trên bờ biển Adriatic. Cảng Koper là điểm gần nhất để vận chuyển đến Địa Trung Hải, và qua Kênh Suez đến Trung Đông. Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Áo cũng lưu ý, các doanh nghiệp nên tập hợp đơn hàng lớn để vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam vào Áo và Slovenia với giá thành rẻ hơn.
Áo là quốc gia thuộc Tây Âu có quy mô dân số nhỏ với khoảng 9 triệu người. Mặc dù vậy, với thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm cao nhất châu Âu, Áo luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam tại châu lục này và hiện đang nằm trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. |