Đoàn Cục Xuất nhập khẩu (Nạp Tiền 188bet ) và các phòng cấp giấy phép làm việc tại Úc
Trao đổi với đoàn công tác, ông Norman Grant, Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Úc (SIAA) cho rằng mặc dù trong những năm gần đây Chính phủ Việt Nam cũng các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam nhưng kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc chưa tương xứng với tiềm năng của thủy sản Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường Úc.
Theo ông Norman, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu vẫn đang tiếp cận thị trường phân khúc giá thấp. Do vậy, hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm thủy sản Việt Nam chủ yếu là do các nhà nhập khẩu thủy sản Úc thực hiện. Có một thực tế là các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn có tư tưởng “đợi” khách hàng tìm đến mình thay vì chỉ động tìm kiếm khách hàng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Úc, trước hết các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng hàng thủy sản, chú trọng đưa hàng có chất lượng cao tới thị trường. Bên cạnh đó các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Khi có cơ hội tiếp cận được với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động thu xếp gặp gỡ trực tiếp khách hàng ngay tại Úc, tiến tới mở văn phòng đại diện để trực tiếp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
Ở góc độ vĩ mô, ông Norman nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chuyển đổi ngành thủy sản thể hiện qua việc ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, trong đó có điều 6 của Nghị định quy định điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá tra chế biến. Khoản 3 của điều này nêu rõ “Tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10%”. Tuy nhiên trên thực tế thì quy định tỷ lệ mạ băng như vậy được cho là khá thấp, làm tăng chi phí cho sản phẩm xuất khẩu, trong khi thị trường thế giới vẫn chấp nhận tỷ lệ mạ băng cao hơn.
Ông Norman cũng đưa ra gợi ý, các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong đó có ngành nông nghiệp và du lịch cần phối hợp với nhau để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam thông qua các tour du lịch tới thăm các trang trại nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo ra hình ảnh Việt Nam là nơi có những khu vực nuôi trồng thủy sản ở quy mô lớn, theo quy trình, chuẩn mực quốc tế. Việt Nam cần có cơ chế chính sách góp phần xây dựng một số thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực thủy sản. Cuối cùng ông cũng lưu ý ngành thủy sản Việt Nam đang ở vào thời điểm thuận lợi khi dịch Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đang tác động hết sức tiêu cực đến ngành thủy sản của một số nước trong đó có Thái Lan. Đây là lúc ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị trường.
Đoàn cũng trao đổi với các cơ quan có liên quan về việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng CO theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN, Úc và New Zealand (AANZFTA). Theo kết quả công bố hôm 7/8/2014 của một khảo sát do EIU (Economist Intelligence Unit - nhóm nghiên cứu của báo The Economist) thực hiện, tiến hành tổng hợp ý kiến của các nhà lãnh đạo cao cấp của 800 công ty tại Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong các nền kinh tế nói trên, Việt Nam đứng thứ hai về tỷ lệ tận dụng cao các FTA, được 37% (sau Indonesia). FTA được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nhiều nhất là AFTA (FTA nội khối giữa các nước ASEAN) và ít nhất là AANZFTA. Do vậy, việc phổ biến, thông tin, tuyên truyền cho các doanh nghiệp về Hiệp định AANZFTA cần được đẩy mạnh để tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định này đem lại.