Mexico thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
Theo Viện Thống kế và Địa lý Quốc gia Mexico (Instituto Nacional de Estadística y Geografia – INEGI), tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2014 của Mexico ước đạt 397 tỷ USD (năm 2014 Việt Nam xuất khẩu đạt 150 tỷ USD), nhập khẩu 399 tỷ USD, Mexico được coi là một trong những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.
Về thương mại của Việt Nam và Mexico, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2014, Việt Nam Mexico xuất khẩu qua Mexico 958,64 triệu USD, nhập khẩu từ Mexico 230,74 triệu USD. Ta xuất siêu qua Mexico 11 tháng 2014 là 727,90 triệu USD. Ước thực hiện cả năm 2014, Việt Nam xuất khẩu qua Mexico 1 tỷ 45 triệu USD, tăng 17,41% so với kế hoạch Nạp Tiền 188bet giao (890 triệu USD), nhập khẩu từ Mexico ước đạt: 251 triệu USD. Việt Nam tiếp tục xuất siêu qua Mexico cả năm 2014 ước đạt 794 triệu USD. Tổng kim ngạch hai chiều cả năm 2014 ước đạt 1 tỷ 296 triệu USD, tăng 28,95% so với năm 2013 (1 tỷ 4,97 triệu USD).
Ông Cesar Bernal (2 trái qua), Phụ trách NK của Tập đoàn Home Depot Mexico: “Năm 2015, chúng tôi sẽ sẽ mở rộng thị trường mua hàng của Việt Nam với 18 nhóm sản phẩm đồ nội thất gia đình”, Mexico
Tuy nhiên theo số liệu của Bộ Kinh tế (S.E) Mexico, trong 10 tháng năm 2014, Mexico nhập khẩu từ Việt Nam 1 tỷ 481 triệu USD, chiếm 0,42% so tổng kim ngạch nhập khẩu của Mexico. Mexico xuất khẩu qua Việt Nam 139,03 triệu USD, chiếm thị phần 0,036% so tổng kim ngạch xuất khẩu của Mexico. Ước thực hiện cả năm 2014, Mexico xuất khẩu qua Việt Nam 166 triệu USD, và nhập khẩu từ Việt Nam là 1 tỷ 777 triệu USD. Cả năm 2014, Việt Nam xuất siêu qua Mexico ước đạt 1 tỷ 611 triệu US. Tổng kim ngạch hai chiều cả năm 2014 ước đạt 1 tỷ 943 triệu USD, tăng 22,12% so với năm 2013 (1 tỷ 591 triệu USD).
Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam vào Mexico gồm: Giày dép, thủy sản (cá Basa fillet), hàng dệt-may, cà phê, gạo, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc-thiết bị, sản phẩm từ chất dẻo, túi xách, ví, va ly, mũ, dù, cao su, bàn ghế gỗ, điện thoại và linh kiện.
Đạt được kết quả nêu trên là do sự chủ động của các doanh nghiệp trong nước, các Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh, thành phố, và một phần quan trọng của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico.
Điểm nhấn trong thương mại của Việt Nam và Mexico năm 2014: Theo Bộ Kinh tế Mexico và Ngân hàng Trung ương Mexico, trước năm 2013, Việt Nam chưa xuất khẩu gạo vào Mexico. Trong năm 2013, Việt Nam chỉ xuất được 11,67 ngàn tấn gạo trắng xay xát vào Mexico xếp thứ 4, sau Hoa Kỳ (86,52 ngàn tấn), Uruguay (46,72 ngàn tấn), Pakistan (22,38 ngàn tấn), trên tổng số nhập khẩu gạo cả năm 2013 của Mexico là 167,73 ngàn tấn. Tính đến hết tháng 9/2014, Mexico nhập khẩu tổng số 197,56 ngàn tấn gạo trắng xay xát. Trong đó nhập khẩu của Việt Nam là 65,04 ngàn tấn, Hoa Kỳ: 59,41 ngàn tấn; Uruguay: 41,54 ngàn tấn và Thái Lan: 31,48 ngàn tấn. Việt Nam đã vượt lên Hoa Kỳ là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico. Ước cả năm ta có thể xuất khẩu gạo vào Mexico là 87 ngàn tấn.
Gạo của Việt Nam bán trong siêu thị Chedraui, Mexico
Kết quả đạt được như trên, là do sự chủ động của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Đặc biệt, từ ngày 24/05 - 03/06/2014, Thương vụ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổ chức đoàn doanh nghiệp xuất gạo và nông sản Việt Nam đi Mexico và tiếp xúc với các doanh nghiệp nhập khẩu của Mexico. Đây là một bước đột phá thị trường gạo và nông sản Mexico, mở ra nhiều triển vọng cho việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường này.
Hiện tại hai bên đang đàm phán về Bản ghi nhớ (MOU) kinh tế - thương mại – công nghiệp, giữa hai Nạp Tiền 188bet (Việt Nam) và Bộ Kinh tế (Mexico), và 3 Hiệp định hợp tác về kiểm dịch động-thực vật, và nuôi trồng thủy sản, giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam) và Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn, Thủy sản và Thực phẩm (Mexico). Năm 2015, kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam-Mexico (19/5/1975 - 19/5/2015), nếu các hiệp định nêu trên sớm được ký kết, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - thương mại của cả hai bên.