Các biện pháp tự vệ thương mại của các nước châu Phi, Tây Á, Nam Á đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu
Tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản sang khu vực
Tại châu Phi, Ai Cập tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, gạo lại chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Phi (Ghana, Bờ Biển Ngà, Algeria, Senegal, Nam Phi...), một phần nhỏ được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, UAE. Các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, cao su thiên nhiên lại được chủ yếu xuất khẩu sang Tây Á và Nam Á. Riêng mặt hàng lâm sản (chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ) có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể sang thị trường khu vực.
Bảng: Xuất khẩu nông lâm thủy sản sang một số thị trường chủ yếu thuộc khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á trong 11 tháng 2014
Đơn vị tính: triệu USD
Thị trường nhập khẩu | Thủy sản | Rau quả | Gạo | Hạt điều | Hạt tiêu | Chè | Cà phê | Cao su |
Ai Cập | 67,7 |
|
|
| 33 |
| 8,8 |
|
Algeria |
|
| 15,7 |
|
|
| 83,3 |
|
Angola |
|
| 7 |
|
|
|
|
|
Bờ Biển Ngà |
|
| 91,1 |
|
|
|
|
|
Ghana |
|
| 165,6 |
|
|
|
|
|
Nam Phi |
|
| 15,6 | 7,8 | 13,4 |
| 20,2 |
|
Senegal |
|
| 15,2 |
|
|
|
|
|
Ả-rập Xê-út | 60,7 |
|
|
|
| 4,9 |
|
|
Cô-oét | 11,6 | 2,7 |
|
| 1,8 | 2,9 |
|
|
I-rắc | 6,5 |
|
|
|
|
|
|
|
I-xra-en | 39,3 |
|
| 25,2 |
|
| 19,9 |
|
Thổ Nhĩ Kỳ | 6,4 |
| 1,9 |
| 9,4 | 1,2 |
| 32,3 |
UAE | 56,7 | 13,0 | 14,8 | 21,9 | 83,5 | 5,3 |
|
|
Ấn Độ | 15,0 |
|
| 2,8 | 75,6 | 1,0 | 77,3 | 142,4 |
Pakistan | 16,2 |
|
| 3,5 | 34,1 | 73,1 |
| 12,0 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Khả năng các nước trong khu vực áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật và khuyến nghị
Qua theo dõi tình hình thị trường, Vụ KV4 nhận thấy, nguy cơ các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam phải đối diện với các biện pháp tự vệ thương mại từ các nước khu vực châu Phi, Tây Á và Nam Á là không cao vì một số lý do sau:
Thứ nhất, đối với các mặt hàng thủy hải sản, thị trường nhập khẩu chính là các nước thuộc khu vực Tây Á và Ai Cập, những nước này lại không có điều kiện thuận lợi để sản xuất thủy sản. Đối với thị trường Ấn Độ và Pakistan (là những nước có tiềm năng về thủy sản) thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào những thị trường này cho đến nay không lớn. Ngoài ra, những thị trường nói trên cũng không thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (trừ Ấn Độ).
Thứ hai, đối với gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường nhập khẩu chính nằm ở châu Phi. Đây là một trong những nhu yếu phẩm cần thiết nhất của người dân châu Phi và là mặt hàng phải nhập khẩu thường xuyên. Do sản xuất tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nên gạo của Việt Nam nói riêng và của các nước khác nói chung được nhập khẩu vào khu vực thị trường này chưa từng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đối với các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hạt tiêu, cà phê, chè thì hiện Việt Nam chỉ xuất khẩu sang những thị trường có nhu cầu lớn nhưng không có lợi thế về sản xuất như: hạt điều sang UAE, hạt tiêu sang UAE, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Nam Phi, chè sang Pakistan, cà phê sang Algeria, Nam Phi, Ấn Độ, v.v...
Thứ ba, tại khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, hai nước khá thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thời gian qua, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng áp dụng các biện pháp phòng vệ là những sản phẩm công nghiệp như dệt may, giầy dép và một số hàng gia dụng khác chứ không phải là hàng nông, lâm, thủy hải sản.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Đây là mặt hàng có nguy cơ cao có thể bị phía Ấn Độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nguyên nhân là do Ấn Độ vừa là nước trồng nhiều cao su, vừa là nước nhập khẩu cao su để phục vụ nhu cầu làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Theo số liệu của của Trung tâm thương mại quốc tế (trang web: www.trademap.org), năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu cao su tự nhiên sang Ấn Độ với trị giá 225 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này. Mới đây, các nhà sản xuất cao su của Ấn Độ đã đề nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc tăng thuế nhập khẩu mặt hàng này.
Ngoài một số biện pháp phòng vệ thương mại mà các nước trong khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ) đã áp dụng nói trên, một số quốc gia cũng đặt ra những hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản thông qua đặc thù văn hóa, tôn giáo. Nhiều nước châu Phi, Trung Đông theo đạo Hồi nên quy định xuất nhập khẩu mang những nét đặc thù. Chẳng hạn, nhãn mác, mã hiệu, thông tin về sản phẩm phải ghi bằng hai thứ tiếng trong đó bắt buộc có tiếng Ả rập và một thứ tiếng thông dụng tại nước sở tại như tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp). Sản phẩm giết mổ phải phù hợp với các thủ tục, quy định của Hồi giáo và phải có giấy chứng nhận Halal. Ví dụ, Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) chủ yếu nhập hàng theo hình thức đại lý; cấm nhập rượu, bia, đồ uống có cồn, thịt lợn, các vật dụng bằng da lợn. Thổ Nhĩ Kỳ, nước hay kiện chống bán phá giá kiểm soát nhập khẩu bằng giấy chứng nhận… Một số ít quốc gia châu Phi, để bảo vệ sản xuất trong nước thường áp dụng mức thuế nhập khẩu cao như Maroc (trung bình hơn 40%); Nigeria quy định hàng hóa trước khi nhập khẩu phải có một trong hai loại giấy chứng nhận là SONCAP của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SON) hoặc giấy chứng nhận NAFDAC. Hay Ai Cập đòi hỏi phải có giấy chứng nhận lãnh sự của Đại sứ quán nước này mới cho xuất khẩu một số mặt hàng vào Ai Cập (như cá Ba sa)... Riêng I-xra-en là nước Trung Đông theo đạo Do Thái, các quy định nhãn mác hàng hóa phải viết bằng tiếng Herbrew và nướ này cũng áp dụng tiêu chuẩn Kosher đối với hàng lương thực, thực phẩm, v.v...