Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của CNHT cho ngành ô tô tại Việt Nam (Bài 5)

Những hạn chế, yếu kém trong phát triển CNHT cho ngành ô tô  Việt Nam thời gian qua có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của CNHT nói chung, có những nguyên nhân đặc thù khiến CNHT cho ngành ô tô chưa phát triển như kỳ vọng.

Nguyên nhân khách quan

- Dung lượng thị trường trong nước còn nhỏ do ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong khu vực, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế đối với sản phẩm CNHT, trong khi đó thị trường xuất khẩu phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.

- Việt Nam đã thực hiện hội nhập quốc tế thông qua nhiều Hiệp định thương mại tự do. Dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển công nghiệp không còn nhiều do phải tuân thủ các cam kết quốc tế.

- Việt Nam chưa có các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi sản xuất tầm cỡ khu vực trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đóng vai trò dẫn dắt phát triển và lan tỏa trong ngành CNHT.

- Tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu thường sử dụng các doanh nghiệp đã từng cung ứng sản phẩm CNHT trong chuỗi sản xuất của họ hoặc các doanh nghiệp cùng quốc tịch, ít tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

- Yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và doanh nghiệp nước ngoài vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp CNHT cho ngành ô tô trong nước; yêu cầu của khách hàng càng ngày càng khắt khe, không chỉ về giá cả, công nghệ, chất lượng, giao hàng mà còn cả yêu cầu về trách nhiệm xã hội liên quan đến an toàn, môi trường, điều kiện lao động…

- Thiếu sự chủ động về các vật liệu cơ bản. Các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm CNHT của ngành ô tô như thép chế tạo, nhựa, cao su và chất dẻo... chủ yếu vẫn phải dựa vào nhập khẩu. Sự phụ thuộc này đã làm giảm tính chủ động trong sản xuất và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía quản lý nhà nước

- Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô còn chưa thực sự chú trọng tính khả thi khi xác định các mục tiêu cụ thể.

Mặc dù đã sớm đề ra Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (năm 2014) với những mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu đối với CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nhưng nội dung các bản chiến lược, quy hoạch này đều chưa mang lại  hiệu quả thể hiện ở hàng loạt các mục tiêu đề ra đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói chung, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng đều không thực hiện được. Điều này cho thấy việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chưa dự tính được  những thay đổi căn bản trong xu hướng phát triển của mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp trên thế giới mà cụ thể hơn là chưa tranh thủ đón đầu được xu thế các công ty ô tô lớn trên thế giới chuyển dịch đầu tư CNHT sang các nước đang phát triển có những lợi thế so sánh. Ngoài ra, trong nội dung quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô luôn đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa và chính quan điểm cũng như cách tiếp cận chỉ gắn với nhu cầu của thị trường nội địa hạn hẹp đã không kích thích được các tập đoàn sản xuất chính hãng đầu tư dẫn dắt nên CNHT cho ngành công nghiệp ô tô khó có điều kiện phát triển.

- Hệ thống chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô còn có những mâu thuẫn, thiếu nhất quán, thiếu tính ổn định.

Như đã phân tích, trong việc phát triển CNHT cho ngành ô tô đã có những chính sách còn mâu thuẫn lẫn nhau. Ví dụ như chủ trương hạn chế tiêu dùng ô tô cá nhân mâu thuẫn với quan điểm và định hướng phát triển ngành công  nghiệp ô tô và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Thực tế, nhiều quốc gia thành công trong phát triển ngành công nghiệp ô tô đã chỉ ra rằng có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa ngành sản xuất ô tô với nhu cầu mua sắm của các gia đình. Hạn chế tiêu dùng ô tô dẫn đến nhu cầu linh kiện, phụ tùng dùng để  lắp ráp ô tô sẽ ít đi hoặc có tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Thị trường nhỏ, không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp CNHT trong nước bên cạnh việc còn nhiều khó khăn thì việc sản xuất chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa, khả năng xuất khẩu thấp nên khó có thể đảm bảo quy mô sản xuất kinh tế. Không chỉ mâu thuẫn, chính sách còn thay đổi liên tục và quá nhanh trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, trong một thời gian dài, Chính phủ chưa có cơ chế ràng buộc các nhà đầu tư trong thực hiện tỷ lệ nội địa hóa mà chủ yếu dựa trên cam kết của họ. Đồng thời, việc ban hành chính sách bảo hộ trong thời gian này cơ bản dựa trên kinh nghiệm của các nước đi trước, tuy nhiên tư duy này không còn phù hợp với đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Với những quy định của WTO và xu thế phát triển chuỗi cung ứng hay mạng sản xuất toàn cầu thì không nhất thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa. Phát triển CNHT để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các hãng lớn mới là định hướng thích hợp.

- Công tác tổ chức, quản lý, điều hành việc triển khai thực hiện quy hoạch và chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô còn nhiều hạn chế.

Trong thực tế, việc tham mưu tư vấn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô do nhiều Bộ, ngành thực hiện. Giữa các Bộ chưa thực sự có sự phối hợp chặt chẽ trong ban hành và thực thi chính sách. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa thiết lập được hệ thống thống kê đầy đủ về ngành CNHT nói chung, CNHT cho ngành ô tô Việt Nam nói riêng. Hệ thống cơ sở dữ liệu về CNHT còn chưa hoàn thiện, chưa tạo thuận lợi trong việc thu thập, phân loại, tổng hợp, lưu trữ, kết nối và chia sẻ thông tin về các tình hình hoạt động của doanh nghiệp CNHT cho ngành ô tô. Vì vậy, thông tin về lĩnh vực hoạt động, khả năng của các doanh nghiệp CNHT Việt Nam rất ít, không đủ để tạo nên cơ sở dữ liệu trợ giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm thông tin về nhu cầu đối với các chi tiết, linh kiện, về năng lực cung cấp các linh kiện, phụ tùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng... để liên kết  với nhau trong hoạt động.

Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp CNHT cho ngành ô tô Việt Nam

- Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn thấp. Các doanh nghiệp CNHT ngành ô tô của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, vốn là các công ty cơ khí, sản xuất chất dẻo, nhựa…, trình độ công nghệ còn kém, không có kinh nghiệm trong ngành ô tô; năng lực về vốn, trình độ công nghệ hạn chế nên dẫn đến tình trạng đầu tư thường manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, có giá trị thấp. Ngay với các lĩnh vực điện – điện tử tuy đã có những tiến bộ song vẫn còn một khoảng cách khá xa về sự đa dạng về chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng đúng thời hạn giao hàng một cách khắt khe... so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia…

- Nhiều doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa tạo dựng được niềm tin thực sự của các doanh nghiệp FDI về khả năng cung ứng các linh phụ kiện phục vụ lắp ráp ô tô. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước không có khả năng hoặc rất khó đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật liệu và thời hạn giao hàng, nhất là với những lô hàng lớn từ phía các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có nguồn vốn nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp CNHT Việt Nam mặc dù có khả năng sản xuất được một số chi tiết, linh kiện nhưng do chưa hiểu rõ được văn hóa kinh doanh, thiếu khả năng thuyết phục các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực lắp ráp ô tô sử dụng sản phẩm của mình.

- Nhiều doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn sử dụng công nghệ lạc hậu nên giá thành sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp nên các doanh nghiệp lắp ráp ô tô thường tìm kiếm nguồn cung linh kiện phụ tùng từ nước ngoài, nhất là những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc những doanh nghiệp FDI hướng vào xuất khẩu có khuynh hướng dùng linh kiện và nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc do các công ty FDI khác sản xuất.

- Khả năng nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp CNHT Việt Nam còn rất hạn chế. Đại bộ phận sản phẩm do các doanh nghiệp Việt  Nam sản xuất theo mẫu mã hoặc nhái lại mẫu mã của nước ngoài. Thực trạng này có thể được lý giải là do hầu hết các doanh nghiệp CNHT Việt Nam không có bộ phận nghiên cứu phát triển, đội ngũ kỹ sư nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới rất thiếu và yếu, thiếu trang thiết bị thí nghiệm hiện đại và chi phí đầu  tư cho hoạt động  này thấp.

- Các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô thường trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Sản xuất ô tô nói chung và sản xuất các linh phụ kiện ô tô đòi hỏi lực lượng lao động có kỹ thuật, có tay nghề nhưng trong thực tế nguồn nhân lực phục vụ CNHT chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT và lắp ráp ô tô, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất linh kiện độc lập  một mặt chưa kết nối chặt chẽ được với các doanh nghiệp lắp ráp, mặt khác lại thiếu khả năng tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài.  Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước đa số mới thành lập, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động phát triển các cơ sở CNHT, thu hút các vệ tinh, các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng.

Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam đang đi vào con đường mà các quốc gia đi trước đã từ bỏ, đó là có xu hướng tự cung tự cấp hoặc độc quyền, khép kín trong sản xuất ô tô. Các chuỗi cung ứng nội bộ từng công ty đang được hình thành nhưng chủ yếu dưới dạng công ty mẹ con, số thành viên trong chuỗi rất ít, chưa phát triển thành các mạng sản xuất dưới dạng các công ty độc lập có quan hệ hợp tác kinh doanh dựa trên hợp đồng dài hạn.

Nhìn chung, công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng phát triển phân tán rời rạc, mối quan hệ lỏng lẻo giữa các nhà lắp ráp và các nhà cung ứng.

- Vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến CNHT cho ngành công nghiệp ô tô còn hạn chế.

Tiếng nói của các Hiệp hội chưa có nhiều tác động quan trọng không chỉ với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là một lý do mà các công ty lắp ráp và doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hoạt động rời rạc, thiếu gắn kết trong thời gian vừa qua.

Xem thêm:

Kỳ I: Công nghiệp hỗ trợ trong mối tương quan với ngành công nghiệp

Kỳ IIVai trò quan trọng của CNHT trong sự phát triển ngành ô tô 

Kỳ III: Tác động của các chính sách đến việc phát triển CNHT cho ngành ô tô ở Việt Nam

Kỳ IV: Thực trạng phát triển của CNHT ngành ô tô Việt Nam


Tác giả: Đức Toàn

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website