Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác động của dịch Covid-19 tới khả năng chuyển dịch chuỗi cung ứng thủy sản thế giới và Việt Nam

Đại dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 tới hiện nay với nhiều biến chủng mới đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản, tác động mạnh tới nhập khẩu thủy sản. Tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp thủy sản lớn trên thế giới.

 

Năm 2020, dịch Covid-19 khiến cho khả năng nuôi trồng tôm và các loài cá thịt trắng trên thế giới sụt giảm. Ước tính sản lượng thủy sản nuôi của thế giới năm 2020 đạt 82,5 triệu tấn, giảm 0,6% so với năm 2019, chiếm 46,6% tổng sản lượng thủy sản thế giới.

Năm 2020 các quy định hạn chế hạn ngạch đánh bắt nhằm đảm bảo tính bền vững tiếp tục được áp dụng ở hầu hết các ngư trường và được áp đặt, kiểm soát chặt hơn. Ngày càng có nhiều ngư trường thực hiện tốt quy định này. Trong khi đó quy định IUU của EU cũng được giám sát rất chặt khiến cho sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu bền vững hơn và khó tăng.

Ước tính sản lượng thủy sản khai thác của thế giới năm 2020 đạt 94,5 triệu tấn, giảm 0,53% so với năm 2019, chiếm 53,4% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Thủy sản khai thác ít chịu tác động từ dịch Covid – 19. Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới năm 2020 ước đạt 177 triệu tấn, giảm 0,56% so với năm 2019. Dự báo, sản lượng thủy sản toàn cầu năm 2021 đạt 177 triệu tấn, không tăng so với năm 2020. Trong đó thủy sản khai thác sẽ giảm và thủy sản nuôi trồng sẽ tăng.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 với những biến chủng mới đang khiến cho nguồn cung thủy sản thế giới trở lên bất ổn ở những nơi có khả năng cung cấp thủy sản nuôi trồng lớn cho thế giới như Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Dịch Covid – 19 tác động tới nguồn cung xu hướng tiêu dùng thủy sản thế giới

Năm 2019, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thế giới tăng mạnh bởi nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở Trung Quốc tăng mạnh do tác động từ dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên nguyên nhất chính là do người tiêu dùng ngày càng nhận thấy thủy sản có lợi cho sức khỏe.

Năm 2020, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của thế giới ước tính ở mức 22,3 kg/ người/năm, không thay đổi so với năm 2019. Nguyên nhân chính là do dịch Covid – 19 khiến cho nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở nhà tăng mạnh nhưng nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại nhà hàng, quán ăn và khu du lịch giảm mạnh trong năm 2020.

Trong bối cảnh chống dịch Covid – 19, hầu hết người tiêu dùng hướng tới những sản phẩm thủy sản ở nhà, dạng đông lạnh, dễ chế biến và có mức giá thấp, điều này khiến cho mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người có thể thay đổi trong năm 2021. Dự báo, lượng thủy sản tiêu dùng bình quân đầu người của thế giới năm 2021 có thể sẽ tăng lên 22,5 kg/ người/năm.

Dịch Covid – 19 tác động tới thương mại thủy sản thế giới

Dịch Covid – 19 giai đoạn đầu khiến cho hoạt động thương mại thủy sản của thế giới bị gián đoạn ở những nơi và địa điểm nhất định trong khâu vận tải. Song đến cuối năm 2020 và đến nay hoạt động vận tải đã thích nghi được với những yêu cầu mới về phòng chống dịch nên không bị ách tắc. Thương mại thủy sản ở Ấn Độ và một số nơi tại Đông Nam Á bị gián đoạn do thiếu lao động hoặc bị giãn cách... khiến cho hoạt động chế biến sản xuất bị ảnh hưởng.

Thương mại thủy sản toàn cầu năm 2020 giảm khá mạnh so với năm 2019 do dịch Covid – 19, ước đạt 165 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm 2019. Thương mại thủy sản năm 2021 của thế giới tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid – 19. Ngoài ra năm 2021 thương mại thủy sản thế giới sẽ chịu tác động từ một số yếu tố như các FTA song phương và đa phương có hiệu lực...

Dịch Covid – 19 đã khiến cho xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thế giới thay đổi. Người tiêu dùng giảm tiêu dùng những sản phẩm thủy sản tươi sống ở nhà hàng, lễ hội, tăng tiêu dùng thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn, tiện dụng và có mức giá phù hợp trong bối cảnh giãn cách xã hội và phòng chống dịch. Xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài cho tới cuối năm 2021, khi các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc kiểm soát tốt dịch Covid – 19.

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu năm 2021

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,025 triệu tấn với trị giá 8,41 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 1,51% về trị giá so với năm 2019. Kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2020 không đạt được như kế hoạch song đây cũng là kết quả khả quan trong một năm cả thế giới phải chịu những tác động xấu từ dịch Covid – 19.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 – 2021 (ĐVT: Triệu tấn – Tỷ USD. Năm 2021 là dự báo)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dịch Covid – 19 làm nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường giảm, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2020 chỉ giảm nhẹ so với năm 2019. Trong khi xuất khẩu thủy sản tới những thị trường lớn như Mỹ, Nga, Anh, Australia, Canada tăng mạnh so với năm 2019.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2020 – 2021 (ĐVT. Nghìn tấn – Triệu USD)

 

 

Sự chủ động chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới từng thị trường tiếp tục được các doanh nghiệp thực hiện trong những tháng đầu năm 2021. Mặc dù dịch Covid – 19 đã gây ra những ảnh hưởng nhất định ở Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của cả nước 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 4,977 tỷ USD, tăng 10,9% về lượng và tăng  13,3%  về  trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu thủy sản tới hầu hết các thị trường lớn đều đạt kết quả tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020, chỉ riêng xuất khẩu thủy sản tới thị trường Trung Quốc giảm.

Mặt hàng tôm:

Đây là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 41,79% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản cả nước trong nửa đầu năm 2021. Những sản phẩm tôm thẻ chân trắng, tôm sú cỡ trung bình đông lạnh được đẩy mạnh xuất khẩu do nhu cầu những mặt hàng này trong bối cảnh chống dịch Covid – 19 trên thế giới tăng cao. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm tôm cho phù hợp từng thị trường xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm tháng 7/2021 chiếm 26,72% về lượng và chiếm 51,21% về trị giá xuất khẩu thủy sản, đạt 46,5 nghìn tấn với trị giá 437,26 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 7/2020. Các thị trường đang được đẩy mạnh xuất khẩu tôm là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mặt hàng cá tra:

Cá tra là sản phẩm thủy sản rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh chống dịch Covid – 19 do là hàng đông lạnh dễ bảo quản, dễ chế biến và tiện dụng ở nhà, đặc biệt là có mức giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cá thịt trắng khác trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng đã chuyển dịch thị trường cung ứng trong giai đoạn những tháng đầu năm 2021 là đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tới các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga... hơn là xuất khẩu tới những thị trường “khó tính” như EU...

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021 cá tra của Việt Nam được xuất khẩu tới 96 thị trường và hai khu vực thị trường ASEAN & EU với 447,16 nghìn tấn, trị giá 909,4 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác như cá ngừ, chả cá, cá khô và nghêu cũng được đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2021 do nhu cầu thế giới tăng cao.

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu tháng 7 và 7 tháng năm 2021

 

 

Mặt hàng

Tỷ trọng năm 2021 (%)

Năm 2021

So với năm 2020 (%)

Tháng 7

7 tháng

Tháng 7

7 tháng

Tháng 7

7 tháng

 

Lượng

Trị giá

 

Lượng

Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn

USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn

USD)

 

Lượng

Trị giá

 

Lượng

Trị giá

TỔNG XKHH

 

 

 

 

 

27.864.618

 

186.354.381

 

11,9

 

26,2

TỔNG XKTS

100

100

100

100

174.296

853.778

1.160.823

4.977.534

-2,0

7,9

10,9

13,3

Tôm

26,72

51,21

20,41

43,37

46.566

437.257

236.879

2.158.836

11,0

13,5

13,5

14,3

Cá tra

33,53

14,81

38,52

18,27

58.443

126.484

447.160

909.498

-9,6

2,5

10,7

15,2

Cá đông lạnh

8,56

7,93

9,36

10,13

14.918

67.701

108.660

504.460

-4,4

-9,9

-10,4

-0,4

Cá ngừ

7,20

7,55

7,73

8,41

12.551

64.494

89.755

418.756

-14,1

1,3

20,3

17,6

Chả cá

9,56

4,28

9,19

4,65

16.666

36.533

106.721

231.373

32,7

41,6

30,3

38,7

Mực

2,85

3,28

2,53

3,27

4.976

28.002

29.321

162.975

2,4

4,6

2,5

3,2

Bạch tuộc

1,79

2,62

1,90

3,06

3.126

22.373

22.077

152.181

-13,0

-3,2

10,5

18,1

Cá khô

3,39

2,40

3,67

2,98

5.903

20.529

42.645

148.555

-1,0

1,1

20,1

21,6

Nghêu

2,61

1,14

2,06

1,03

4.556

9.760

23.962

51.322

19,8

41,2

24,6

45,0

Ghẹ

0,22

1,06

0,25

0,76

390

9.040

2.872

38.020

2,0

116,7

-24,6

54,0

Cua

0,41

0,91

0,43

1,01

709

7.742

5.041

50.342

-32,6

-28,9

-0,1

-15,6

Cá đóng hộp

1,25

0,72

1,45

0,93

2.180

6.117

16.783

46.253

-18,9

-11,6

7,1

12,9

Sò các loại

0,09

0,21

0,10

0,21

155

1.812

1.153

10.481

-46,4

20,6

-13,4

13,2

Mặt hàng khác

1,81

1,87

2,39

1,90

3.157

15.936

27.794

94.481

-46,9

-10,2

1,0

-12,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Cơ hội và thách thức đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới

Cơ hội: Hiện nay dịch Covid – 19 trên thế giới vẫn đang có diễn biến phức tạp với những biến chủng mới.  Tuy  nhiên  những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Australia... đang tăng tốc đẩy cao hơn nữa tỷ lệ tiêm vắc xin để kiểm soát tốt dịch Covid –19. Đây là những thị trường tiềm năng và có khả năng dần thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản  nhập  khẩu  cho  phù  hợp  với  tình hình trạng mở cửa bình thường trở lại.

Thách thức: Dịch Covid – 19 đang có diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam, nơi có hơn 2/3 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của cả nước, sẽ ảnh hưởng nhất định tới khả năng chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 và tháng 9/2021.  Nếu Việt Nam sớm kiểm soát được dịch Covid – 19, các doanh nghiệp sẽ tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.


Tác giả: An Bình
Nguồn:Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website