Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu ngành bông Pakistan

Sản xuất bông đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế của Pakistan. Ngành này đóng góp 8% GDP của cả nước, sử dụng 17% lực lượng lao động và mang lại 54% lượng ngoại tệ xuất khẩu.

Khí hậu thuận lợi, diện tích trồng bông 1,3 triệu hecta và có tới 5 triệu nông dân tham gia ngành này là những lí do khiến cho sản lượng bông Pakistan luôn ở mức cao. Trung bình 30-40% sản lượng bông làm ra phục vụ tiêu dùng trong nước, số còn lại dành cho xuất khẩu, bao gồm cả bông nguyên liệu và bông thành phẩm.

Trước đây, nước này chủ yếu xuất khẩu bông nguyên liệu, tuy nhiên hiện nay bông thành phẩm được chú trọng cho xuất khẩu nhiều hơn, vì nó mang lại giá trị thặng dư cao hơn. Lượng ngoại tệ của ngành này chiếm đến 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Những mặt hàng xuất khẩu chính gồm bông nguyên liệu, sợi bông, vải, quần áo và một số sản phẩm bông khác.
Pakistan là nước sản xuất bông lớn thứ 5 thế giới, thứ 3 về xuất khẩu bông nguyên liệu, thứ 4 về tiêu thụ bông và là nước xuất khẩu sợi lớn nhất.

Hiện nay, Pakistan có khoảng 400 nhà máy dệt may, 1000 nhà máy tách hạt bông, 300 nhà máy nghiền dầu và chế biến hột bông.

Ngành sản xuất bông tại Pakistan được chia làm 4 qui trình chính:

1. Tỉa hạt bông: xơ bông được tách hạt

2. Xe sợi: xơ bông được xe thành sợi

3. Dệt: sợi dệt thành vải

4. Sản xuất quần áo: vải được may thành quần áo

Tình hình sản xuất: Bông là cây công nghiệp chính của Pakistan, chiếm 15% diện tích đất canh tác của cả nước. Sản xuất bông tập trung tại hai tỉnh: Punjab và Sindh. Bông do các hộ nông dân nhỏ lẻ trồng, mỗi hộ trồng chưa đến 5 hecta.

Sản xuất bông niên vụ 2014-2015 (tính từ T8/2014 đến T7/2015) dự báo đạt 10,3 triệu kiện, tương đương với 2,24 triệu tấn, tăng 12% so với vụ mùa năm trước.
Niên vụ 2013-2014, khối lượng bông thu hoạch được là 9,2 triệu kiện, giảm so với niên vụ 2012-2013. Nguyên nhân của việc sụt giảm này chủ yếu xuất phát từ các yếu tố sau i) diện tích trồng giảm 5% do giá bông giảm trên thị trường thế giới, ii) những cơn mưa gió mùa đến sớm khiến cho nhiệt độ tăng cao kéo theo độ ẩm tăng làm cho quả bông bị rụng rất nhiều, iii) chất lượng hạt giống thấp, iv) nguồn nước tưới tiêu bị hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng của vụ mùa, v) thiếu điện vi) dịch bệnh sâu xoắn lá do bọ cánh giống và côn trùng nhỏ cánh dài gây ra.

Tiêu dùng: Sản xuất bông của Pakistan chủ yếu là các loại bông thường, chất lượng không cao, do đó để làm ra các thành phẩm chất lượng cao dùng cho xuất khẩu, hầu hết các nhà máy đều phải nhập khẩu bông nguyên liệu có chất lượng tốt hơn, sạch hơn. Pakistan chủ yếu nhập khẩu bông từ Mỹ.

Lượng bông nhập khẩu của Pakistan trong niên vụ 2014-15 dự báo đạt 12 triệu kiện, một trong những khối lượng nhập khẩu lớn nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, cao hơn 1,6% so với niên vụ năm 2013-14 (11,8 triệu kiện).

Quy chế GSP + của Liên minh Châu Âu dành cho Pakistan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang EU, có hiệu lực từ tháng 01/2014 đến 2017 dự báo đang có tác động lớn đến lượng bông tiêu thụ và xuất khẩu hàng dệt may của Pakistan sang thị trường này. Hiệp định này cho phép 20% hàng xuất khẩu của Pakistan sang EU hưởng mức thuế là 0% và 70% các mặt hàng khác hưởng mức thuế ưu đãi. Quy chế này đưa ra nhằm vực dậy nền kinh tế của Pakistan sau trận lụt lịch sử năm 2010, tuy nhiên qui chế cũng kèm theo một số điều kiện về quyền con người, trình độ lao động, môi trường, sự quản lý của chính phủ…mà Pakistan cần phải thực hiện.

Về cơ bản, ngành bông của Pakistan đang hoạt động khá hiệu quả bất chấp mọi khó khăn như thiếu điện, bạo lực leo thang trong nhiều tháng gần đây.

Pakistan cũng là nước nhập khẩu bông, chủ yếu là các loại bông có chất lượng cao dùng trong sản xuất hàng xuất khẩu.

Niên vụ 2014-2015, lượng bông nhập khẩu ước đạt 2,6 triệu kiện, giảm 23% so với kế hoạch đề ra. Niên vụ 2013-14, khối lượng bông nhập khẩu đạt 3,37 triệu kiện, tăng 25% so với năm trước. Hiện nay, các nhà nhập khẩu Pakistan chủ yếu nhập khẩu bông nguyên liệu từ Ấn Độ thông qua đường bộ, do chi phí nhập khẩu từ nước này luôn thấp hơn 2% so với việc nhập khẩu từ các nước phía Bắc khác.

Cùng với việc thành lập Chính phủ dân chủ mới, quan hệ thương mại giữa Pakistan và Ấn Độ đang dần được cải thiện.Từ 1996, Ấn Độ đã trao Quy chế MFN cho Pakistan. Hiện nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt khoảng 4 tỷ USD. Hầu hết thương mại giữa song phương đều được tiến hành thông qua Dubai.

Xuất khẩu bông của Pakistan trong niên vụ 2014-15 dự báo khoảng 500.000 kiện, tăng 25% so với niên vụ trước.

Nhu cầu nhập khẩu của các công ty sản xuất bông Pakistan là các mặt hàng có chất lượng cao, đặc biệt là các loại sợi mới như sợi pô-li-prô-pi-len và sợi đay.

Thuế đối với mặt hàng bông: Chính phủ Pakistan thực hiện chính sách thương mại tự do đối với bông, không có bất kỳ giới hạn nào về số lượng hoặc thuế gia tăng đối với bông xuất khẩu và nhập khẩu. Quy chế GSP+ của EU dành cho hàng dệt may xuất khẩu của nước này vào EU ngày càng thuận lợi.

Vừa qua, Chính quyền tỉnh Punjab đã thành lập Ủy ban Nội các đặc biệt, với nhiệm vụ theo dõi, đề xuất các phương hướng để hàng dệt may Pakistan xuất khẩu hiệu quả vào thị trường EU.

Lượng hàng tồn kho: Lượng hàng trong kho dự trữ của mặt hàng bông niên vụ 2014-2015 được yêu cầu tăng lên 3,5 triệu kiện. Trong niên vụ 2013-14, lượng hàng tồn kho là 3,1 triệu kiện.

 Chính sách: Các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu đối với mặt hàng bong:

+ Tăng diện tích trồng bông

+ Khuyến khích sử dụng hạt giống chất lượng cao

+ Hạn chế gieo hạt muộn

+ Hỗ trợ về phân bón

+ Quản lý tốt các loại sâu bệnh ngoại lai

+ Thiết lập kế hoạch truyền thông tập trung

Khó khăn: Chi phí đầu vào cao, thiếu điện, các vấn đề liên quan đến năng lượng đang là những khó khăn lớn nhất trong sản xuất và tiêu dùng bông. Nhiều hộ trồng bông ở các khu vực xa xôi thường khó tiếp cận với nguồn năng lượng thay thế. Chi phí đầu vào cao như nước, phân bón, thuốc trừ sâu… kết hợp với một loạt chi phí hoạt động gia tăng đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và hiệu quả trồng bông. Một khó khăn khác nữa đó là việc thiếu nước trong các kênh rạch, đặc biệt trong tháng giáp hạt (Tháng 4 đến tháng 6). Hiện nay, tỉnh Sindh đang bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu nước, các mạch nước ngầm chủ yếu là nước lợ, do đó không phù hợp trong việc tưới tiêu.

  


Tin nổi bật

Liên kết website