Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin Thị trường Úc tháng 7 năm 2014

Thúc đẩy hợp tác thương mại với Bang Victoria; Đoàn thuỷ sản Úc đi thăm và làm việc tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Úc xem xét Luật Kiểm dịch thực vật và rà soát Qui trình phân tích rủi ro nhập khẩu; Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2014; v.v... là những thông tin nổi bật trong Bản tin Thị trường Úc tháng 7 năm 2014.

Thúc đẩy hợp tác thương mại với Bang Victoria: Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức bang Victoria, Úc ngày 21–22/7/2014, Đại sứ Lương Thanh Nghị đã có cuộc gặp làm việc với Bộ trưởng Thương mại, Du lịch Louise Asher, Tập đoàn bán lẻ Coles và đại diện một số doanh nghiệp nhằm trao đổi các biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác thương mại – đầu tư giữa bang Victoria và Việt Nam trong thời gian tới.Bộ trưởng Louise Asher khẳng định Chính quyền và các doanh nghiệp bang Victoria coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp và tham gia các hội chợ thương mại tại bang Victoria. Bà Bộ trưởng cũng cho biết trao đổi thương mại giữa hai bên trong thời qua tăng trưởng khá, nhất là sau khi đoàn 30 doanh nghiệp Victoria thăm Việt Nam tháng 6/2013; bày tỏ mong muốn doanh nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu thị trường bang Victoria.

Đoàn thuỷ sản Úc đi thăm và làm việc tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Năm 2013, Úc nhập khẩu khoảng 1,46 tỷ USD thuỷ sản. Mặc dù Việt Nam là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ ba tại Úc, sau New Zealand và Trung Quốc nhưng chiếm thị phần không lớn, chỉ khoảng 12% giá trị nhập khẩu của Úc (khoảng 180 triệu USD.) Do vậy, Úc là thị trường đầy tiềm năng cho thuỷ sản Việt Nam. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc đưa hàng thuỷ sản Việt Nam vào Úc, Thương vụ đã tổ chức đưa đoàn thuỷ sản của Úc bao gồm Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Úc (SIAA) và Ban quản lý chợ cá Sydney (SFM) đi tham quan và tìm hiểu thực tế hoạt động nuôi trồng, sản xuất thủy sản tại một số địa phương tại Việt Nam như An Giang, Cần Thơ, Nha Trang kết hợp tham dự Hội chợ Vietfish 2014 từ ngày 03 – 10/8/2014.

Úc xem xét Luật Kiểm dịch thực vật và rà soát Qui trình phân tích rủi ro nhập khẩu: Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Úc, Chính phủ Úc đang thực hiện kiểm tra quy trình phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) hiện hành của Úc nhằm thực hiện cam kết của chính phủ trong bầu cử. Theo đó, Chính phủ Úc sẽ tổ chức tham vấn và lấy ý kiến công khai thông qua website của Bộ Nông nghiệp Úc (cơ quan chuyên môn về IRA). Các lĩnh vực được khuyến khích tập trung tham vấn gồm: (i) Minh bạch hóa và tổ chức tham vấn trong quá trình thực hiện IRA; (ii) Việc sử dụng các chuyên gia khoa học và kinh tế bên ngoài Bộ Nông nghiệp;và (iii) Xem xét tình trạng sức khỏe của động, thực vật có nguồn gốc từ các khu vực khác nhau khi thực hiện IRA. Kết quả tham vấn và các khuyến nghị sẽ được chính phủ xem xét. Thời gian tham vấn từ ngày 11/7 đến 10/9/ 2014.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2014: Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Úc trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 2,87 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,89 tỷ USD, tăng 24,3%. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Úc hơn 924 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.

Xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc các mặt hàng chính trong 6 tháng đầu năm 2014 gồm dầu thô, điện thoại và các linh kiện, thuỷ sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác, hạt điều… Nhìn chung, đa số các loại hàng hóa xuất sang Úc đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc là dầu thô với kim ngạch xuất khẩu đạt 989 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, trị giá xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 184,75 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Đứng thứ ba là mặt hàng thủy sản, đạt 104,55 triệu USD, tăng 36,5%.

Nhập khẩu: Trong 6 tháng đầu năm 2014 kim ngạch nhập khẩu đạt 971,56 triệu USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 10 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất từ Úc vào Việt Nam thì có đến 8 mặt hàng là máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như lúa mì, kim loại thường khác, phế liệu sắt thép, than đá, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, quặng và khoáng sản khác, sản phẩm hoá chất.

Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ cũng là các sản phẩm đầu vào cho sản xuất, bao gồm: sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 123,9%, phế liệu sắt thép tăng 101,8%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 88,9%, chất dẻo nguyên liệu tăng 83,9%, bông các loại tăng 61,5%. Đây là dấu hiệu đáng mừng về việc các ngành sản xuất trong nước đang hồi phục và chuyển dịch thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào.

Giải toả nhanh các thùng chứa hàng: Úc là một trong những nước có những qui định nghiêm ngặt nhất về kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu để bảo vệ ngành nông nghiệp và môi trường thiên nhiên của họ tránh được các tai hoạ và các loại bệnh ngoại lai.

Để tránh gặp rắc rối khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc và tránh các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Úc xin cung cấp thông tin để các doanh nghiệp có thể giải toả nhanh các thùng chứa hàng hoá của mình.

Hội chợ hàng thực phẩm Úc — Fine Food Australia: Hội chợ hàng thực phẩm Úc được tổ chức hàng năm, luân phiên giữa các Thành phố của Úc. Hội chợ này được tổ chức suốt 30 năm qua. Năm 2013, hội chợ được tổ chức tại thành phố Sydney, có 376 gian hàng trưng bày.

Hội chợ năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Melbourne từ ngày 15 đến ngày 18/9/2014. Dự kiến sẽ có trên 1.000 đơn vị, cá nhân tham dự hội chợ. Hội chợ sẽ trưng bày thực phẩm, các sản phẩm, trang thiết bị mới nhất về công nghệ dành cho các cơ sở, cửa hàng bán lẻ như nồi nấu, thiết bị trộn, làm khuôn, các tủ quầy bày đồ ăn, hệ thống tính tiền, thùng chứa lạnh.

Thông tin về hội chợ năm 2013: Năm 2013 hội chợ đã có gần 190 gian hàng và 215 doanh nghiệp đến từ 12 nước và vùng lãnh thổ, gồm: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Công, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Đài Loan, Pa-kít-tan, Băng-la-đét, Nê-pan, Phi-ji, Việt Nam, trong đó có khoảng hơn 70% doanh nghiệp dệt may, 25% doanh nghiệp da giày. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp thiết kế thời trang. Đã có nhiều hợp đồng được ký kết trong thời gian tổ chức hội chợ.

Năm 2013, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức một đoàn gồm 11 doanh nghiệp ở Hà Nội bao gồm Dệt kim Đông Xuân, Dệt may Hà Nội, Dệt may Hồ Gươm, May 10, Dệt may Thanh trì, Dệt len Hà Đông, Nguyễn Hoàng Exim, Kico Fashion, Take Fashion JSC, Công ty Cổ phần ELISE, Công ty Đầu tư và Thương mại HTTC tham gia hội chợ.

Chi tiết Bản tin xem tại link sau: //dl.dropboxusercontent.com/u/5541112/newsletter/1407v/newsletter.html


Tin nổi bật

Liên kết website