Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành dệt sợi Thổ Nhĩ Kỳ và trao đổi thương mại sợi với Việt Nam

Ngành dệt sợi Thổ Nhĩ Kỳ: Sản xuất các dệt may trong đó có dệt sợi là một trong những ngành quan trọng, có thế mạnh và đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ xét trên các phương diện sản xuất, tạo công ăn việc làm và xuất khẩu. Trong năm 2013, ngành dệt may đóng góp tới 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu với khoảng 42.000 doanh nghiệp dệt may các loại.

Trên thị trường Thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ được xếp thứ 7 trong 10 nước cung cấp các sản phẩm dệt may nhiều nhất và xếp thứ 2 tại châu Âu.

Để có ngành dệt may phát triển như hiện nay, ngành công nghiệp chế biến sơ và dệt sợi cũng phải hết sức phát triển. Trong số 42.000 doanh nghiệp dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ, có khoảng 2.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến sơ và dệt sợi.

Xét trên khía cạnh thương mại quốc tế trong ngành chế biến sơ và dệt sợi, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một nước nhập khẩu dòng các sản phẩm sơ sợi để phục vụ cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm dệt may. Do đó, hàng năm, các mặt hàng sơ sợi xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung chủ yếu ở hai phân khúc khác biệt. Ở tầng thấp nhất của chuỗi giá trị là các sản phẩm, kể cả phụ phẩm của ngành dệt như phụ phẩm chế biên bông sợi…. Ở tầng trên của chuỗi giá trị, Thổ Nhĩ Kỳ cũng xuất khẩu các mặt hàng sợi cao cấp cho một số nước để sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp, và xuất khẩu sang một số nước có ngành gia công sản phẩm dệt may. Tổng kim ngạch xuất khẩu sơ sợi của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 đạt khoảng 2,5 tỉ USD.

Trong khi đó, nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm dệt may, thời trang, Thổ Nhĩ Kỳ phải nhập khẩu một lượng rất lớn các sản phẩm sơ sợi và vải dệt thô với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 8,0 tỉ USD, chiếm hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (chi tiết xin xem tại Bảng 1).

Bảng 1. Nhập khẩu sơ sợi của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 (các mặt hàng trên 50 triệu USD)

Đơn vị: 1.000 USD

Mã HS Tên sản phẩm XK của VN sang TNK KNXK của VN KNNK của TNK
5205, 5206 Sợi bông  25.496    1.133.072  464.353
5402, 5407 Sợi len tổng hợp 175.897 609.386 1.920.799
5503 Sơ tổng hợp 32.814 106.782 353.682
5509 Sợi dệt từ sơ tổng hợp 133.576 352.380 453.525
5510 Sợi dệt từ sơ nhân tạo 23.134 65.959 188.349
 

Nguồn: trademap

Trao đổi thương mại sơ sợi Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

Quan hệ song phương Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt, trong đó có quan hệ kinh tế, thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Năm 2013, kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt gần 1,3 tỉ USD.

Xét về kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng sơ sợi đứng thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 (sau mặt hàng điện thoại di động). Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Thổ Nhĩ Kỳ như: sợi len tổng hợp, sợi dệt từ sơ tổng hợp. Đáng chú ý là, xuất khẩu sang Thô Nhĩ Kỳ đều chiếm tới trên dưới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Điều này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường hết sức quan trọng đối với ngành dệt sợi của nước ta.

Bảng 2. Một số mặt hàng sợi xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013

Đơn vị: 1.000 USD

Mã HS Tên sản phẩm Tỉ trọng trong KNXK của VN Tỉ trọng trong KNNK của TNK
5205. 5206 Sợi bông 2.3% 5.5%
5402. 5407 Sợi len tổng hợp 28.9% 9.2%
5509 Sợi dệt từ sơ tổng hợp 30.7% 9.3%
5503 Sơ tổng hợp 37.9% 29.5%
5510 Sợi dệt từ sơ nhân tạo 35.1% 12.3%
 

Nguồn: Trademap

Bảng 3. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ của một số mặt hàng sợi xuất khẩu chủ yếu

 Đơn vị: %

 
Mã HS Tên sản phẩm Tỉ trọng trong KNXK của VN Tỉ trọng trong KNNK của TNK
5205. 5206 Sợi bông 2.3% 5.5%
5402. 5407 Sợi len tổng hợp 28.9% 9.2%
5509 Sợi dệt từ sơ tổng hợp 30.7% 9.3%
5503 Sơ tổng hợp 37.9% 29.5%
5510 Sợi dệt từ sơ nhân tạo 35.1% 12.3%


 Nguồn: Trademap

Biểu 1: Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu một số măt hàng sơ sợi xuất khẩu của Việt Nam

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với mong muốn bảo hộ sản xuất trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam nhiều nhất (chỉ sau EU và Hoa Kỳ). Các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chủ yếu thuộc 02 nhóm chính dệt may và da giày, đặc biệt là mặt hàng sợi của Việt Nam, mới đây Thổ Nhĩ Kỳ đã ra kết luận sơ bộ về vụ việc (thuế suất áp dụng cho các bị đơn bắt buộc là 19,48-23,91%; thuế suất riêng rẽ là 20,11%; thuế suất toàn quốc là 26,25%; các mức thuế này tương đối cao so với các nước bị điều tra khác như Malaysia, Thái Lan, Pakistan). Do đó, xuất khẩu mặt hàng sợi của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 117,4 triệu USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 35,7% so với kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này năm 2013.


Tin nổi bật

Liên kết website