Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những giải pháp thúc đẩy nâng cao năng lực năng suất quốc gia

Ngày 11/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 36/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch Tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, một trong những nội dung của Kế hoạch này đó là nâng cao năng lực của Tổ chức năng suất quốc gia Việt Nam. 

Liên quan đến vấn đề đưa năng suất trở thành trọng tâm chính yếu trong nỗ lực thực hiện “Tầm nhìn Việt Nam 2045”, tại Nghị quyết Trung ương ở Đại hội Đảng XIII năm 2021 với mục tiêu rất lớn là năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7% trong một năm tới, GDP bình quân đầu nười theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; Tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%, tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm và giảm tiêu hao năng lượng tính trên đươn vị GDP ở mức 1-1,5%/năm.

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp

Tại cuộc hội thảo mới đây do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các chuyên gia  đã đưa ra 5 lý do cấp bách phải tạo bước đột phá trong tăng năng suất. Trong đó, lý do thứ nhất là năng suất lao động Việt Nam còn rất thấp so với mức bình quân của khu vực và thế giới, năng suất lao động thấp là vì ở các ngành có nhiều lao động có năng suất lao động thấp. Lý do thứ hai là nhịp độ tăng năng suất lao động của Việt Nam trong 30 năm qua khá cao nhưng còn thấp so với tiềm năng và các nền kinh tế xuất sắc. Lý do thứ ba là dân số già, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sắp hết và Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước có dân số già sau 3 thập kỷ tới. Lý do thứ tư là hiệu quả khai thác nguồn lực và cơ hội còn thấp ở ngành công nghiệp chế tạo. Lý do thứ năm là mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 là rất cao, chỉ có thể thực hiện nếu có bước tiến vượt bậc trong nỗ lực nâng cao năng suất lao động trong các năm tới.

Cùng với đó, các chuyên gia cũng đưa ra những thách thức như Việt Nam thiếu một chiến lược hiệu lực để thúc đẩy tăng năng suất, bên cạnh đó, Việt Nam thiếu một thiết chế có đủ quyền hạn và nguồn lực để chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng năng suất và khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa hiệu quả.

Về vấn đề này Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu phát triển của Chương trình đến 2030 là năng suất lao động là động lực, nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững; Trên cơ sở tận dụng hiệu quả các cơ hội của CMCN 4.0, chuyển đổi số; Thông qua thúc đẩy liên kết vùng và phát triển vùng; Gia tăng khả năng cạnh tranh, mức độ độc lập, tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế. Chỉ tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 6,5- 7,0%/năm; Tốc độ tăng năng suất lao động của vùng kinh tế trọng điểm và 05 TP lớn cao hơn trung bình cả nước; Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sang tạo; Trong nhóm hàng đầu của ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào 2030; Năng lực đổi mới sang tạo thuộc nhóm 40 nước; chính phủ điện tử thuộc Nhóm 60 nước đầu.

Về định hướng và giải pháp là thúc đẩy năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng dựa trên hạ tầng kết nối, cơ chế đặc thù, phân cấp quản lý; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới (bao gồm công nghệ số) và phát huy đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động; Đẩy nhanh quá trình chính thức hóa hoạt động kinh tế ở khu vực phi chính thức; Nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách về năng suất lao động quốc gia giai đoạn 2026 – 2030 để thúc đẩy và điều phối xử lý các vấn đề liên ngành đối với năng suất lao động.

Phân tích về “chìa khoá” để giải bài toán nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế nói chung và ngành Công Thương nói riêng, nhiều chuyên gia cho rằng cần đặc biệt quan tâm giải quyết 5 yếu tố.

Một là yếu tố cá nhân của người lao động. Đây là yếu tố chính thể hiện sự hài lòng của nhân viên. Khi cá nhân đạt được thành tựu và kết quả nhất định thì họ sẽ có cảm giác hài lòng và muốn cam kết gắn bó với doanh nghiệp. 

Hai là sự công nhận của mọi người về năng lực và trình độ của lao động…

Ba là niềm tin vào doanh nghiệp và định hướng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có chiến lược định hướng rõ ràng sẽ làm tăng niềm tin của người lao động.

Thứ tư, là vấn đề tiền lương.

Thứ năm là vai trò của lãnh đạo, sự giám sát và theo dõi của lãnh đạo. Đây là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng là thách thức nhất với lao động của Việt Nam.

Trong vai trò là ngành chủ đạo tạo ra của cải vật chất của đất nước, những năm gần đây các hoạt động hướng tới việc nâng cao năng suất lao động luôn được ngành Công Thương đặc biệt quan tâm thúc đẩy. Ngành đã chủ động kết nối, hợp tác và xây dựng các chương trình hợp tác với các tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhằm bắt kịp với những xu thế mới nhất của khoa học công nghệ, quản trị công ty và trình độ nhân lực để tạo sự lan toả trong việc nâng cao năng suất lao động.


Tác giả: An An

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website