Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt khó khăn và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác giao thương

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp và chính sách đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt khó khăn và đẩy mạnh khai thác giao thương”. Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tham dự Hội thảo có: đồng chí Hoàng Văn Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN giai đoạn 2003-2011, Chủ nhiệm Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030; về phía Bộ KH&CN có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; đại diện Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Sở Công thương Hà Nội, NC Network tại Việt Nam; các bộ, ban, ngành, chuyên gia, viện nghiên cứu, trường đại học, sở KH&CN và cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến chính sách hỗ trợ của nhà nước đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng, phát triển và đổi mới công nghệ, với hi vọng giúp doanh nghiệp định hướng nghiên cứu, trang bị những nền tảng về vật chất và lực lượng lao động để vượt qua khó khăn, đón đầu và tham gia phát triển các loại hình và sản phẩm dịch vụ mới, chủ động phối hợp giữa doanh nghiệp với nhà nước, nhà đầu tư để gia tăng nội lực vượt qua giai đoạn khó khăn.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có chỉ số cạnh tranh công nghiệp CIP trung bình cao toàn cầu và Asean với một số ngành công nghiệp cơ bản đã từng bước hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, dệt may, da giầy. Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp đã cải tiến, đổi mới công nghệ và quản trị sản xuất để từng bước chuyển sang sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của nước ta vẫn ở mức thấp, giá trị gia tăng chưa cao, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI còn lỏng lẻo, công nghệ còn chậm đổi mới. Để đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, theo tinh thần của Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, đòi hỏi nước ta phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và khung chính sách về phát triển công nghiệp, trong đó có chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid -19, nhưng tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì tích cực, đặc biệt là doanh nghiệp FDI thực hiện trong khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 72,5% tổng vốn FDI thực hiện. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được lòng tin với các nhà đầu tư nước ngoài và khách hàng của mình.

Năm 2023 dự báo sẽ là năm thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam do nhiều hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đứt gãy chuỗi cung ứng. Vì vậy, việc nắm bắt được xu hướng đầu tư - đặt hàng của doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp cùng Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp và Chính sách đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt khó khăn và đẩy mạnh khai thác giao thương” nhằm giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận được xu hướng đầu tư và đặt hàng của các doanh nghiệp đến từ nước ngoài; tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào các chủ đề: các hoạt động của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó khăn năm 2023; Chương trình hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Giải pháp kết nối thông tin doanh nghiệp chủ động tới thị trường nước ngoài; Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn (với chủ đề về giải pháp đối diện thử thách khó khăn năm 2023; Chia sẻ kinh nghiệm phối hợp của doanh nghiệp đối diện thử thách; Phát triển KH&CN cho doanh nghiệp).

Chia sẻ tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Văn Phong cho biết, điểm yếu của chúng ta hiện nay là không có được một hệ thống thông tin về các chính sách, các cơ chế, về những hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ sở nghiên cứu, các viện, các trường, các doanh nghiệp. Vậy phải bắt đầu từ đâu, đồng chí Hoàng Văn Phong cho rằng cần xác định được Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sản xuất ra những sản phẩm gì, sản phẩm đó chiếm lĩnh thị trường như thế nào, sản xuất bằng công nghệ gì. Thông tin này, hiện nay chúng ta còn thiếu vắng. Theo ông Hoàng Văn Phong, nếu gọi đây là một “điểm nghẽn”, một dư địa, thì cần thiết xử lý cấp bách trong thời gian tới. Một tổ chức sự nghiệp KH&CN, một doanh nghiệp cần đảm nhiệm được việc này vì đây là một trong những yếu tố của Big Data. Nếu như không có cơ sở dữ liệu về vấn đề này thì hoạt động từ nhà nước đến các doanh nghiệp, từ cơ quan quản lý đến nghiên cứu, đến thị trường cũng chưa trả lời được, bởi chúng ta chưa thực sự cảm nhận được điều đó, bởi hiện nay doanh nghiệp phát triển nhiều nhưng thông tin về doanh nghiệp còn chưa đầy đủ. Đây là nhiệm vụ và thách thức sắp tới của các cơ quan quản lý.

Những kết quả thu nhận được từ Hội thảo sẽ góp phần giúp doanh nghiệp định hướng nghiên cứu, phát triển nền tảng về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực để vượt qua khó khăn, đón đầu và tham gia vào phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ mới; tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp - nhà nước - nhà đầu tư để biến thách thức thành cơ hội, gia tăng nội lực trong ngành sản xuất, qua đó doanh nghiệp Việt Nam khẳng định được vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu./.


Tác giả: An An

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website