Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, đặc biệt là hội nhập về kinh tế, về khoa học và công nghệ đặt ra yêu cầu nhân lực khoa học và công nghệ phải có những kỹ năng mang tính toàn cầu, cập nhật và theo kịp xu thế mới trong sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, khi nhân lực khoa học và công nghệ của các nước di chuyển tự do vào Việt Nam đặt ra rất nhiều vấn đề, trong đó có cả những thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn và thách thức đối với nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam; đòi hỏi phải có lộ trình chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý sẵn sàng thích nghi với yêu cầu hội nhập mang tính toàn cầu. 

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh  công nghiệp hóa, hiện đại hóa | Tạp chí Tuyên giáo

Do sự chênh lệch về thu nhập, điều kiện làm việc giữa Việt Nam và các nước nên tình trạng “chảy máu chất xám” nhân lực khoa học và công nghệ là khá phổ biến trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Điều đó đặt ra yêu cầu mang tính chiến lược trong xây dựng, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để không chỉ ngăn chặn “chảy máu chất xám” mà còn thu hút, lôi kéo và kết nối một cách có hiệu quả sự tham gia, đóng góp của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động khoa học và công nghệ ở trong nước, tham gia đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy phải được xác định là khâu “đột phá” để phát triển đất nước trong điều kiện tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu. 

Để tạo bước đột phá trong việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện từ tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng nhân lực khoa học và công nghệ, cụ thể như sau:

Một là, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phải coi lao động khoa học và công nghệ là một loại hình lao động đặc thù và do vậy cần có tư duy phù hợp khi xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với nhân lực khoa học và công nghệ. 

Hai là, có chiến lược và tầm nhìn dài hạn về công tác tạo nguồn cán bộ khoa học và công nghệ, xây dựng và triển khai thực hiện bài bản, khoa học quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao; định hướng xem xét tạo nguồn từ cấp bậc phổ thông, đào tạo đại học và sau đại học theo các ngành, lĩnh vực được xác định gắn với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc xác định chiến lược đào tạo, tạo nguồn cán bộ khoa học và công nghệ phải gắn liền với yêu cầu đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng đến các ngành, lĩnh vực mang tính xuyên ngành, công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa và đào tạo kỹ năng mang tính toàn cầu.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và thực hiện mối quan hệ ổn định, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà khoa học để nâng cao tính ứng dụng của các sản phẩm khoa học và công nghệ.

Ba là, đẩy mạnh phát triển nhân lực khoa học và công nghệ bao gồm việc đào tạo, đào tạo lại gắn liền với sử dụng và trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; có chính sách để nuôi dưỡng tài năng đối với cán bộ khoa học trẻ, tạo nguồn tiến tới hình thành những nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư tâm huyết và gắn bó lâu dài với sự nghiệp khoa học và công nghệ, có đủ năng lực chỉ đạo giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trọng yếu của đất nước.

Chú trọng giải pháp đưa nhân lực khoa học và công nghệ đi thực tập, làm việc tại các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, trường đại học của nước ngoài; tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương; đồng thời xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài và mở rộng các chương trình đào tạo ở nước ngoài để cán bộ khoa học và công nghệ được cọ xát môi trường học thuật quốc tế và được đào tạo trong hoạt động nghiên cứu và phát triển quốc tế. Ban hành cơ chế mang tính bắt buộc về việc đào tạo lại đối với nhân lực khoa học và công nghệ tùy theo từng lĩnh vực cụ thể.

Bốn là, hoàn thiện theo hướng đồng bộ và toàn diện chính sách đối với nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, trong đó bao gồm chính sách tiền lương, thu nhập; các hoạt động tôn vinh, ghi nhận đối với đóng góp, cống hiến của trí thức khoa học và công nghệ; môi trường sống và làm việc thuận lợi cho cá nhân nhà khoa học và gia đình họ; hạ tầng nghiên cứu tiên tiến, văn hóa học thuật lành mạnh. Đổi mới cơ chế, phương thức trả lương, thù lao cho các nhà khoa học theo thông lệ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Năm là, tăng cường việc quản lý, đón đầu, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ từ các lưu học sinh, nghiên cứu sinh giỏi, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài. Song song với đó là đầu tư tới ngưỡng để xây dựng một số cơ sở nghiên cứu có môi trường, điều kiện làm việc chuyên nghiệp, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ để thu hút và giữ chân được các nhà khoa học giỏi ở trong nước và thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài đến làm việc. Thực tiễn cho thấy, môi trường học thuật và điều kiện nghiên cứu chuyên nghiệp là nhân tố có ý nghĩa quyết định để thu hút và giữ chân các nhà khoa học giỏi. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động hợp tác trao đổi học thuật, giao lưu khoa học quốc tế để cập nhật, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong nước.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, nhất là từ doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Tăng cường huy động đầu tư ngoài ngân sách để phát triển tiềm lực, đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức khoa học và công nghệ, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho nhân lực khoa học và công nghệ.

Hội nhập quốc tế toàn diện với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang đặt nước ta vào nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về khoa học và công nghệ. Hơn lúc nào hết chúng ta càng phải thực hiện một cách thực chất các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện để phát triển nhân lực khoa học và công nghệ như các nghị quyết, văn kiện của Đảng đã khẳng định, đầu tư cho phát triển nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước; Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách phát triển, trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. /.


Tác giả: Hương An

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website