Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp tăng sức cạnh tranh của hàng Việt trong bối cảnh mới

Chặng đường 11 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo được sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, đầu năm 2020, dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu, các đơn hàng bị ngừng trệ. Song với quy mô gần 100 triệu dân, thị trường nội địa đã trở thành bệ đỡ cho doanh nghiệp khai thác, vượt qua khó khăn, đưa kinh tế tăng trưởng.

Lan tỏa thói quen sử dụng hàng Việt

Sau 11 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tới nay, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2019 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), 67% người được hỏi cho rằng, kể từ khi có Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bản thân họ đã tự xác định khi mua hàng sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 52% khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam; 36% cho rằng trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc từ nước ngoài đã dừng mua (hoặc mua ít hơn), thay vào đó là hàng Việt Nam.

Nhiều ngành như dệt may, chế biến thực phẩm, nông - thủy sản… đã tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, giúp doanh nghiệp không chỉ tăng xuất khẩu mà còn chắc chân tại nội địa. Nhiều người tiêu dùng cho biết, nếu như cách đây 5 năm, họ thường tìm đến các sản phẩm Thái Lan, Nhật Bản… để mua sắm thì nay đã chuyển hướng qua dùng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Điều này xuất phát từ việc chất lượng sản phẩm đã được cải thiện hơn so với trước đây. Thêm vào đó, mẫu mã cũng khá đẹp, giá cả phù hợp.

Những kết quả trên cho thấy, chặng đường 11 năm thực hiện Cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến tích cực ở cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất.

Đặc biệt, trong 9 tháng năm 2020, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu nhiều ngành hàng bị sụt giảm, song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nội địa vẫn đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng khích lệ, có sự đóng góp không nhỏ của Cuộc vận động.

Theo báo cáo của  Vụ Thị trường trong nước, Nạp Tiền 188bet , hiện hàng Việt Nam có độ phủ lớn tại hệ thống phân phối nội địa, được người tiêu dùng trong nước tin tưởng. Bên cạnh chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh (SXKD) hàng Việt đã biết khai thác yếu tố văn hóa dân tộc, đặc sản vùng, miền để tiếp cận người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua các hội chợ, hội nghị kết nối cung-cầu, hội nghị đặc sản vùng, miền, sản phẩm Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)…

Thay đổi để thích ứng

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa hàng Việt sẽ không phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Đơn cử, với thị trường Liên minh châu Âu (EU), dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa thể đánh giá tổng thể và toàn diện tác động của việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, giai đoạn hậu Covid-19, hàng chất lượng cao từ EU sẽ gia tăng tại thị trường Việt Nam.

Các FTA có hiệu lực đang đặt doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam trước sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngoài ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới.

Trong khi đó, hàng Việt hiện nay đa phần sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hạn chế, chất lượng không đồng đều, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả có những mặt hàng còn cao hơn so với các nước. Hàng Việt cũng ít được cải tiến mẫu mã, bao bì, hình thức chưa bắt mắt… Khâu trung gian và lưu thông phân phối còn chiếm tỷ trọng cao, dẫn đến giá thành chưa chiếm lợi thế.

Theo Vụ Thị trường trong nước, đưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương, thời gian tới, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, Nạp Tiền 188bet sẽ tiếp tục triển khai các chương trình, đề án đang được thực hiện hiệu quả trong khuôn khổ triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để hỗ trợ hàng Việt, doanh nghiệp Việt như: Các chương trình triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014 - 2020; Các chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Chương trình xúc tiến thương mại trong nước; thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài; Các hoạt động khuyến công; phát triển thương mại điện tử; tăng cường cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt...

Đây cũng là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt được 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 và 15 chỉ tiêu chủ yếu cho giai đoạn 5 năm tới, trong đó có nhóm giải pháp: “Năm 2021 và thời gian đầu của giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, thực hiện các giải pháp tài khóa, tiền tệ mở rộng phù hợp để kích thích tổng cầu, tháo gỡ khó khăn cho SXKD, các ngành, lĩnh vực trọng yếu, thúc đẩy tăng trưởng, giảm thiểu tác động của dịch bệnh; có giải pháp phù hợp vừa thúc đẩy xuất khẩu, vừa phát triển mạnh thị trường trong nước. Chú trọng kích cầu tiêu dùng, phát triển hệ thống phân phối trong nước và xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường”.

Nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thời gian tới, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực SXKD thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh vị thế “sân nhà”.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website