Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hợp tác xã Vụn Art: Ngôi nhà chung của người lao động khuyết tật

Sau 3 năm thành lập, Hợp tác xã (HTX) Vụn Art đã và đang bắt đầu có những bước phát triển, giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Việt Nam. Các sản phẩm của Vụn Art độc đáo, mẫu mã đẹp nên được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Nằm trong làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi một “căn phòng” nhỏ, tường bằng kính làm nổi bật những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc được treo ngay ngắn. Đó là nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép lụa vụn tạo thành những sản phẩm độc đáo của HTX Vụn Art – ngôi nhà chung của những mảnh đời không lành lặn.

Năm 2015, Hội Người khuyết tật (NKT) quận Hà Đông được thành lập. Anh Lê Việt Cường được bầu làm chủ tịch hội. Hơn 400 hội viên mỗi người một hoàn cảnh, bị các dạng khuyết tật khác nhau, nhưng họ có điểm chung là chịu nhiều thiệt thòi, ít có cơ hội được lao động, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. 

Bản thân anh cũng bị khuyết tật vận động khi mới 9 tháng tuổi sau cơn sốt bại liệt. Nhờ sự nỗ lực, anh cố gắng học hết phổ thông, thi đỗ cao đẳng rồi học liên thông đại học. Ra trường anh tự xin việc làm, trải nghiệm qua nhiều vị trí. Từ quá trình lăn lộn bươn trải ngoài cuộc sống, anh thấu hiểu những khó khăn, trở ngại đối với NKT. 

Trên cương vị Chủ tịch Hội NKT quận Hà Đông, anh Cường cố gắng tạo ra môi trường thuận lợi để hội viên giao lưu bằng việc tổ chức các lớp học kỹ năng, dạy nghề và giới thiệu việc làm. Mô hình HTX Vụn Art là một điển hình thành công trong tạo việc làm cho NKT. Để xây dựng mô hình, anh mất rất nhiều công sức đi khắp 17 phường của quận vận động NKT tham gia.  Sau đó, anh tìm đến các họa sĩ chuyên nghiệp để học hỏi kỹ thuật làm tranh, tạo hình mỹ thuật…..về hướng dẫn lại cho các thành viên HTX. 

May mắn là Vụn Art nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của họa sĩ Đặng Thị Khuê. Bà là người cùng anh Lê Việt Cường đặt những viên gạch đầu tiên cho Vụn Art. Bà là người cố vấn về văn hóa, nghệ thuật, trực tiếp đào tạo các học viên. Cùng với sự cố vấn, trợ giúp của họa sĩ bà Khuê, anh Cường cùng các thành viên của Vụn Art đã tìm tòi, chia từng công đoạn làm tranh để dạy cho từng người một. Từng công đoạn như tạo mẫu tranh, làm bìa, vẽ mẫu, ép vải, tạo hình, cắt dán được chia ra cụ thể để hướng dẫn tùy theo năng lực và nhận thức của từng người. Dần dần, những bức tranh vải ghép đầu tiên cũng hoàn thiện. 

Bên cạnh dòng tranh nghệ thuật dân gian, thời gian gần đây, Vụn Art sáng tạo thêm những sản phẩm mới mang tính ứng dụng đời sống như làm túi vải, bộ trò chơi tranh ghép, bưu thiếp vải… để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Có một thực tế là việc tìm đầu ra là bài toán rất khó khăn đối với anh Cường và các cộng sự. Tuy nhiên, bằng sự năng động nhạy bén, anh tích cực quảng bá sản phẩm tại nhiều hội chợ, triển lãm tranh, đến các công ty du lịch, cơ quan, doanh nghiệp liên hệ giới thiệu sản phẩm làm quà tặng.

Đặc biệt, Vụn Art còn hoạt động với mô hình không gian sáng tạo, phát triển tour trải nghiệm văn hóa, thu hút học sinh, các bạn trẻ và khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và thực hành làm tranh vải ghép. Những khách du lịch đến đây, nhất là du khách quốc tế tỏ ra rất hứng thú với sản phẩm và phương thức sản xuất này, họ đánh giá cao một mô hình doanh nghiệp xã hội của Vụn Art - giải quyết được vấn đề việc làm cho người khuyết tật trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Việt Nam.
Các sản phẩm của Vụn Art độc đáo, mẫu mã đẹp nên được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Đến nay, cơ sở tạo việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Sau 3 năm thành lập, từ những bước chân chập chững, Vụn Art đã và đang bắt đầu có những bước phát triển, sẵn sàng vươn cao hơn, sẵn sàng đi xa hơn. Năm 2019, HTX có 4 tác phẩm: tranh ghép vải, túi xách, áo phông, kít ghép tranh, đạt sản phẩm OCOP 4 sao. 

“Ngoài việc tận dụng được vải vụn của bà con làng nghề, giúp bảo vệ môi trường, tôi mong có thể đưa ra thị trường những sản phẩm tốt. Hy vọng có thể tạo ra được những chuỗi giá trị từ việc tạo việc làm cho người khuyết tật, sau này khi có lợi nhuận sẽ trích lại để gây quỹ cho chính người khuyết tật, con em họ và tiếp tục đào tạo nghề…” – anh Lê Việt Cường chia sẻ. 

Ở Vụn Art, những người lao động khuyết tật đã tìm được niềm vui vì tự tay mình tạo nên những sản phẩm có giá trị. Vậy nên, không chỉ là nơi những mảnh vải vụn được tận dụng để tạo thành tranh nghệ thuật, Vụn Art còn là nơi thắp lên niềm lạc quan sống của biết bao con người.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website