Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hòa Bình tích cực kích cầu tiêu dùng nội địa

Trong khuôn khổ Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Sở Công Thương Hòa Bình đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm kích thích sản xuất, kích cầu tiêu dùng nội địa.

Theo đó, Sở Công Thương đã cùng các sở, ngành chức năng tham mưu sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, tổ chức các kênh phân phối đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Từ đó, tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn mua sắm hàng Việt, đặc biệt sản phẩm được sản xuất trong tỉnh.

Hưởng ứng Chương trình Bình ổn thị trường, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp ổn định nguồn hàng, giá phục vụ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Sở Công Thương đã tổ chức nhiều hội chợ thương mại đưa hàng Việt về nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức 34 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện. Đồng thời, xây dựng 4 Điểm bán hàng Việt tại xã vùng cao, vùng xa của các huyện. Các doanh nghiệp đã thực hiện gần 15.000 chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.

Đến nay, các siêu thị như Vì Hòa Bình, VinMart, VinMart+, Hoàng Sơn... đều có tỷ lệ hàng Việt chiếm 80% trở lên. Riêng Công ty Cổ phần Thương mại Định Nhuận, 100% hàng hóa phân phối tới hơn 1.000 cửa hàng tại tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh là hàng Việt.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã làm đầu mối phối hợp tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại tại tỉnh và tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh ở ngoài tỉnh. Qua đó, một số sản phẩm tiêu biểu được tham gia kết nối cung - cầu như: Rượu Mường Đình, cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, măng Kim Bôi, cao xạ đen, trà giảo cổ lam, chè Shan tuyết, hạt Sachi... được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Sở đã đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các đơn vị hưởng thụ triển khai thực hiện đề án khuyến công. Thông qua các đề án, doanh nghiệp được hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, đào tạo tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân. Sở cũng tổ chức 22 lớp đào tạo nghề may công nghiệp, 4 lớp đào tạo nghề mộc dân dụng, 8 lớp sản xuất chổi chít xuất khẩu, 7 lớp đào tạo và nâng cao tay nghề dệt thổ cẩm, 4 lớp tết mành tre xuất khẩu, chương trình dạy nghề may trên truyền hình, hỗ trợ máy móc, thiết bị cho cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển giao công nghệ, trình diễn mô hình cho 20 doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho 6 doanh nghiệp.

Để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm về chất lượng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, phòng, chống dịch bệnh. Ngăn chặn, chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường. Các cơ quan, đơn vị kiểm soát chặt chẽ việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm công. Sở Công Thương Hòa Bình đã liên tục rút kinh nghiệm qua các năm thực hiện Cuộc vận động nhằm tổ chức triển khai hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo, để hàng Việt Nam thực sự chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website