Nhiều giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận
Cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận, với hơn 30 ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 70 – 80 ngàn lao động. Tổng diện tích thanh long hiện nay khoảng 27.649 ha, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Thanh long Bình Thuận chủ yếu được tiêu thụ ở 2 hình thức: Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, còn lại khoảng 85% được xuất khẩu. Trong xuất khẩu, khoảng 2 - 3% là chính ngạch, còn lại được mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc hoặc liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để trực tiếp xuất khẩu.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ thanh long trong và ngoài nước. Cụ thể là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất thanh long “sạch”, an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, liên kết sản xuất - tiêu thụ để phát triển bền vững.
Công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm, chỉ dẫn địa lý thanh long “Bình Thuận” được quan tâm đẩy mạnh đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu giúp các doanh nghiệp, nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm “Thanh long Bình Thuận”. Các thông tin về tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu thụ, giá cả thị trường; các cam kết hội nhập, lộ trình cắt giảm thuế quan, các chính sách mới - đặc biệt là tình hình mua bán biên mậu, thông quan nông sản hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc đã được cập nhật thường xuyên nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động điều tiết lượng hàng lên cửa khẩu biên giới phù hợp, giảm thiểu tình trạng ách tắc hàng hóa, gây rủi ro, thiệt hại.
Cùng với giải pháp trên, thời gian qua, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, kỹ năng kinh doanh thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, thương mại điện tử… đã từng bước giúp các doanh nghiệp, nông dân nâng cao nhận thức về sản xuất “sạch”, an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ để phát triển bền vững.
Sở Công thương đã phối hợp Nạp Tiền 188bet , Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hỗ trợ Hiệp hội, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thanh long tham gia hội thảo, hội nghị kết nối cung cầu, kết nối xuất khẩu hàng hóa với các doanh nghiệp, nhà phân phối trong và ngoài nước, qua đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt, cập nhật thông tin về tình hình thị trường, ngành hàng; giao thương, làm việc với các đối tác để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng là chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất tại các cơ sở thu mua, đóng gói trái thanh long trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi lấy mẫu trái thanh long, sản phẩm chế biến từ thanh long tại các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, đóng gói để kiểm dịch thực vật và kiểm nghiệm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ thanh long như: Rượu vang, nước ép thanh long, snack, kẹo, thanh long sấy… được hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị; nâng cao năng suất, chất lượng; cải tiến bao bì, mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm… đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Theo Sở Công thương, để phát triển và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước nhằm bảo đảm đầu ra ổn định cho thanh long. Trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác giao thương, kết nối cung - cầu với các tỉnh, thành phố để tăng cường tiêu thụ thị trường nội địa. Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chế biến từ quả thanh long để giảm bớt áp lực tiêu thụ quả thanh long tươi.