Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo vệ và phát triển thương hiệu “Bưởi đặc sản Đoan Hùng”

Do áp dụng quy trình sản xuất an toàn nên mẫu mã và chất lượng bưởi Đoan Hùng ngày càng được nâng cao và được người tiêu dùng ưa chuộng, là nền tảng để bưởi Đoan Hùng chinh phục thị trường trong nước cũng như quốc tế.

 

Toàn huyện Đoan Hùng hiện có trên 2.700ha trồng bưởi, trong đó có hơn 1.400ha bưởi đặc sản, tập trung nhiều tại các xã: Chí Đám, Bằng Luân, Hùng Xuyên, Hợp Nhất, Vân Đồn, Tây Cốc… Sản lượng bưởi quả có sự tăng trưởng rõ rệt từ 11.000 tấn (năm 2016) lên 29.000 tấn (năm 2022), giá trị sản phẩm ước đạt 350 tỉ đồng.

Hiện huyện Đoan Hùng có 14 HTX tham gia vào quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ cây bưởi. Các HTX đã chủ động, tích cực trong việc liên kết với các hộ dân để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất.

HTX dịch vụ sản xuất và kinh doanh bưởi đặc sản Bằng Luân, xã Bằng Luân là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm như mứt bưởi, cùi bưởi sấy khô, tinh dầu bưởi… Ông Nguyễn Tấn Oanh - Giám đốc HTX chia sẻ: Qua tìm hiểu, thấy được thị trường có nhu cầu về hoa, quả non khá cao nên chúng tôi đã thử nghiệm cung cấp cho thị trường Hà Nội, được khách hàng đón nhận. Đối với những mã bưởi xấu, khó tiêu thụ khi thu hoạch, chúng tôi đã thành công trong việc làm ra sản phẩm cùi bưởi sấy khô, mứt vỏ bưởi… giúp người trồng bưởi tăng thêm nguồn thu so với trước.

Tuy nhiên, dù bưởi Đoan Hùng đã xây dựng được thương hiệu, thị trường mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước, thậm chí thị trường nước ngoài song việc tiêu thụ bưởi Đoan Hùng vẫn còn gặp một số khó khăn cần tháo gỡ.

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà người trồng bưởi trong tỉnh nói chung, huyện Đoan Hùng nói riêng đang gặp phải chính là việc tiêu thụ, bảo quản và giữ giá. Bưởi thu hoạch theo vụ nên khi đến vụ thì giá rẻ, khó tìm được nơi tiêu thụ số lượng lớn, thu nhập của người trồng bưởi bị ảnh hưởng nhiều.

Để cây bưởi phát triển ổn định, bền vững và giữ vững vị thế “cây vàng” trên đất khó, người trồng bưởi hiện nay rất cần được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn đầu tư cho sản xuất; tập huấn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế; nghiên cứu sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác nhau từ cây bưởi. Tạo điều kiện xây dựng các khâu tổ chức, quản lý sản xuất, tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giữa doanh nghiệp - người sản xuất để tiêu thụ và hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Cùng với đó, tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất bưởi theo hướng hàng hóa, hiện đại, sản xuất theo chuỗi liên kết từ trồng - bảo quản - chế biến - tiêu thụ, áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Năm 2006, bưởi Đoan Hùng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý công nhận là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ; đồng thời bưởi Đoan Hùng 3 lần được vinh danh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Đây là bệ đỡ quan trọng giúp bưởi Đoan Hùng có cơ hội quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

Năm 2020, sản lượng bưởi Đoan Hùng đạt trên 24.000 tấn, tăng 22,5% so với năm 2019; năng suất đạt 140 tạ/ha; thu nhập bình quân đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sản lượng bưởi Đoan Hùng vẫn đạt khoảng 24.000 tấn, năng suất đạt khoảng 12,5 tấn/ha; tổng thu nhập từ cây bưởi của huyện Đoan Hùng đạt trên 673 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng so với năm 2020. Dự kiến năm 2022, sản lượng quả bưởi quả ước đạt khoảng 29.000 tấn, giá trị sản phẩm ước đạt 350 tỉ đồng.

Đến cuối 2021, tỉnh Phú Thọ đã hình thành 24 vùng trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng tập trung tại 18 xã vùng thượng huyện Đoan Hùng.

Hiện tỉnh đã cấp 3 mã số vùng trồng đủ điều kiện để xuất khẩu, cho vùng bưởi Đoan Hùng với diện tích là trên 90ha. 

Sản lượng và doanh thu từ bưởi Đoan Hùng tăng cao theo từng năm cho thấy sản phẩm đã và đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Mục tiêu đến năm 2025, huyện Đoan Hùng sẽ nâng tổng diện tích cây bưởi đạt 3.000ha; sản lượng trên 30.000 tấn, đồng thời bảo vệ và phát triển thương hiệu “Bưởi đặc sản Đoan Hùng”. 


Tác giả: An Hòa

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website