Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển kinh tế, thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng

Các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã giúp nâng cao lợi ích của các thành phần tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng. 

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 1719) là động lực để phát triển KTXH, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Cao Bằng đề ra kế hoạch vốn thực hiện Chương trình dân tộc thiểu số là gần 7.500 tỷ đồng, trong đó năm 2022 đã thực hiện được trên 820 tỷ đồng. Dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện chương trình năm 2023 là hơn 1.500 tỷ đồng.

Cao Bằng đặc biệt chú trọng đến công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên các địa bàn khó khăn, mở rộng sinh kế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từ đó nâng cao đời sống người dân, từng bước giảm nghèo.

Theo Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, Cao Bằng đã triển khai một số mô hình đạt hiệu quả như: Mô hình trồng các loại cây làm gia vị, người dân liên kết sản xuất với một số doanh nghiệp triển khai trồng một số cây như gừng, nghệ, ớt, tỏi, sả... tại các huyện Hoà An, Hà Quảng... để chế biến, dùng làm gia vị phục vụ cho thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang một số thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước Châu Âu...

Đặc biệt, tỉnh Cao Bằng còn tích cực đưa sản phẩm lên nhiều sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đến nay, đã có hàng trăm sản phẩm nông sản của Cao Bằng đã tham gia sàn thương mại điện tử như: Thạch đen, lạp sườn, hạt dẻ, miến dong, bún khô, bí thơm, dao Phúc Sen, trà, nhóm mặt hàng tinh dầu…

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, số lượng giao dịch tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử đã tăng đáng kể, mang lại doanh thu không nhỏ và tạo được danh tiếng nhất định cho sản phẩm nông sản thế mạnh địa phương. Đây cũng là con đường để Cao Bằng thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.


Tác giả: Hải Minh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website