Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đắk Lắk: Liên kết để tiêu thụ nông sản bền vững

Với nguồn lợi nông sản dồi dào, chất lượng, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp liết kết chuỗi giá trị để tiêu thụ nông sản bền vững.

Thế mạnh từ nông sản

Tỉnh Đắk Lắk có dân số khoảng 1,9 triệu người với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 35,7%. Nông nghiệp là cây trồng chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trái cây với diện tích đang có xu thế tăng mạnh, nhất là sầu riêng, chuối, nhãn… Theo thống kê của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 năm trở lại đây, tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh tăng gấp gần 7 lần, từ 7.870 ha (năm 2012) lên 51.938 ha (năm 2022).

Từ chỗ chỉ có vài loại cây ăn trái, giờ đây hầu hết trái cây cả nước có thì tỉnh Đắk Lắk đều có thể trồng được. Đặc biệt, trong vòng 10 năm (2012 - 2022), diện tích sầu riêng tăng nhanh, từ 1.448 ha lên 22.458 ha (tăng 15,5 lần), đưa Đắk Lắk trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về trồng sầu riêng; kế đến là cây nhãn từ 219 ha lên 2.610 ha, cây bơ cũng tăng từ 97 ha (năm 2014) lên 7.202 ha (năm 2022), gấp hơn 74 lần.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, các loại cây ăn trái đã mở rộng diện tích trồng ra nhiều địa phương trong tỉnh, với chất lượng ngày càng được nâng cao. Trái cây đang có nhiều lợi thế để xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Tỉnh cũng đã hình thành những vùng trồng chuyên canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên, thị trường trái cây đặt ra yêu cầu khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp kiểm dịch, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt hơn...

Trong bối cảnh đó, việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản và liên kết thương mại trong chuỗi cung ứng cho trái cây địa phương là việc làm cần thiết để gia tăng tính cạnh tranh cho nông sản.

Hiệu quả cao từ liên kết tiêu thụ

Toàn tỉnh hiện có khoảng 150 HTX nông nghiệp, 34 doanh nghiệp (DN), 276 trang trại và gia trại, hơn 15.500 hộ nông dân, 5 tổ chức khoa học tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các chuỗi liên kết đã có sự tham gia của các DN, HTX và nông dân. Hiện nay, việc liên kết đang từng bước tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh, như: cà phê, hồ tiêu, lúa gạo, các loại cây ăn trái (sầu riêng, nhãn, vải…), heo, gà…

Các địa phương đã thực hiện tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các HTX nông nghiệp để làm đầu mối liên kết nông dân với DN nhằm thực hiện chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững. Ngoài cà phê, một số loại cây ăn trái trên địa bàn huyện Ea Súp, Krông Pắc, Buôn Đôn, Krông Năng… đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

huyện Krông Năng cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 9/58 HTX có liên kết với các DN trong tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, huyện đã triển khai thực hiện một dự án về phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả (sầu riêng, bơ, xoài, vải, cây có múi), với 4 HTX tham gia trên quy mô 60 ha, có sản lượng 575 tấn sầu riêng/năm, 250 tấn bơ/năm, 112,5 tấn cam/năm, 224 tấn vải/năm. 4 HTX tham gia được huyện hỗ trợ tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; đăng ký, cấp chứng nhận VietGAP; thiết kế logo nhận diện thương hiệu… Đồng thời, huyện ký thỏa thuận với các DN, siêu thị trên địa bàn nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản với 4 HTX tham gia liên kết trong dự án. Bên cạnh đó, huyện cũng đã phê duyệt danh mục phát triển 7 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm như bơ cao sản, sầu riêng, hồ tiêu, mắc ca, cà phê, vải, heo thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại 9/12 xã, thị trấn.

Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của thị trường, một số HTX nông nghiệp ở vùng chuyên canh sản xuất những cây trồng đặc sản, cây trồng chủ lực của tỉnh đang tập trung sản xuất theo hướng VietGAP, đặc biệt là cấp mã vùng trồng để tạo cơ hội cho việc xuất khẩu, giúp sản phẩm của xã viên có đầu ra và giá cả ổn định.

Đơn cử như HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) được thành lập năm 2015 (tiền thân là tổ HTX sản xuất cà phê bền vững của Công ty TNHH Dakman Việt Nam), hiện HTX đang liên kết với gần 350 hộ dân trồng cà phê trên địa bàn xã Ea Tu, với tổng diện tích hơn 320 ha.

gay từ khi mới thành lập, HTX đã tổ chức cho các xã viên, nông dân địa phương thay đổi tập quán canh tác, sản xuất sản phẩm đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, dán tem truy xuất nguồn gốc… để có thể bán sản phẩm với giá cao hơn. Đồng thời liên kết với các DN xuất khẩu để từng bước hình thành chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu cho vùng cà phê tại xã Ea Tu.

Hiện nay, HTX tổ chức sản xuất theo quy trình từ chăm sóc đến thu hái, sơ chế, chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan… đạt chứng nhận FLO cho bà con nông dân và được Công ty TNHH Dakman Việt Nam tiêu thụ phần lớn sản phẩm cà phê nhân, với giá ổn định và cao hơn so với thị trường từ 2 – 2,5 triệu đồng/tấn; lợi nhuận bình quân mỗi xã viên tăng từ 10 – 15 triệu đồng/năm so với những hộ không tham gia và HTX.

Thông qua hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại, các sản phẩm của HTX Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu đã được nhiều khách hàng trong nước và trên thế giới (như Hà Lan, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Anh, Pháp…) biết đến và đặt mua.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 114 chuỗi liên kết, trong đó có 6 chuỗi liên kết cấp tỉnh, 106 chuỗi cấp huyện và 2 chuỗi cấp xã. Ngoài ra có khoảng 10 chuỗi do doanh nghiệp và người dân tự liên kết. Đây sẽ là chìa khoá giúp tiêu thụ nông sản địa phương một cách bền vững.


Tác giả: Bảo Lâm

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website