Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thúc đẩy phát triển thương mại gắn với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của các địa phương khu vực miền núi Thanh Hóa

Ngày hội quảng bá hàng hóa đặc trưng khu vực miền núi xứ Thanh là dịp để đồng bào, các cơ sở sản xuất, chính quyền các huyện khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh trưng bày, quảng bá sản phẩm và giao lưu học tập kinh nghiệm, phát triển giao thương.

Đã trở thành hoạt động thường niên, UBND tỉnh Thanh Hóa đều tổ chức hội chợ thương mại riêng cho các huyện miền núi của tỉnh. Sự kiện Hội chợ Thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2023 được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại huyện Thạch Thành với quy mô 230 gian hàng của các địa phương, hiệp hội, làng nghề, các doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh; các doanh nghiệp đến từ các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La. Hội chợ được coi là dịp để tỉnh Thanh Hóa nói chung và 11 huyện miền núi của tỉnh nói riêng đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, lợi thế; giới thiệu các thành tựu kinh tế - xã hội, các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, có thế mạnh của địa phương; mở rộng giao lưu, liên kết, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ cùng phát triển giữa các ngành, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ảnh: Báo Thanh Hóa 

Hàng trăm sản phẩm hàng hóa là thành tựu sản xuất của khu vực miền núi được trưng bày, giới thiệu từ ngày 16 đến ngày 20/12/2023. Cùng với các hoạt động tại hội chợ, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc kết nối, giao lưu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, xem việc tổ chức kênh phân phối hàng hóa ở khu vực miền núi là một biện pháp lâu dài và hữu hiệu nhằm khắc phục khó khăn, vươn lên, phát triển, với tinh thần tự lực, tự cường, hướng tới tự chủ.

Hội chợ lần này hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại gắn với quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của các địa phương khu vực miền núi, từng bước thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của Nhân dân các địa phương miền núi với các địa phương thành thị và đồng bằng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Khóa XIX đã lựa chọn Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa là một trong 6 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. UBND tỉnh cũng đã ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các địa phương khu vực miền núi đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm; đến năm 2025, xây dựng thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng, đặc sản, có tiềm năng, lợi thế của các địa phương miền núi, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu.


Tác giả: Ngọc Hân (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website