Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay nhằm hỗ trợ cho sản phẩm thủ công, nông sản địa phương từ giai đoạn sản xuất đến tiêu thụ, từ đó góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

7 mô hình được xây dựng thành công

“Sinh kế cộng đồng” là chương trình được phát động bởi Tập đoàn Central Retail Việt Nam. Đến nay. Chương trình đã xây dựng được 7 mô hình tại Sơn Hà – Quảng Ngãi, Vân Hồ - Sơn La, Bình Định, A Lưới – Thừa Thiên Huế, Sapa – Lào Cai, Mường Khương – Lào Cai, Bắc Kạn, qua đó tiêu thụ hàng trăm tấn hàng hoá nông sản, tạo sinh kế bền vững cho trên 700 hộ gia đình, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình Sinh kế cộng đồng đang được triển khai tại huyện Vân Hồ

Ông Philippe Broianigo – Giám đốc Điều hành Central Group Việt Nam chia sẻ, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi triển khai những chương trình này. Chương trình mang tên là “Sinh kế cộng đồng” nên chúng tôi đặt yêu cầu bảo đảm sinh kể cho người dân lên hàng đầu. Vì khuyến khích phát triển sản phẩm ở địa phương cũng là mang lại lợi ích cho chúng tôi khi chúng tôi có được nguồn hàng dồi dào, chất lượng, phục vụ cho kinh doanh siêu thị. Cho nên chúng tôi đã tìm ra các sản phẩm có thế mạnh và khuyến khích người dân nâng cao giá trị.

“Thông thường, người dân sản xuất ra và mang lên thành phố để bán. Song chúng tôi đã hướng dẫn người dân sản xuất rồi thu mua cho người dân để giảm thiểu rủi ro. Song người dân phải hiểu là phải có được sản phẩm với chất lượng tốt nhất” - ông Philippe Broianigo cho biết.

Huyện Vân Hồ - Sơn La là một trong những địa phương sở hữu mô hình sinh kế cộng đồng của dự án. Đến nay, sau 05 năm triển khai dự án, cách thức sản xuất của 39 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (Mường, Thái, H’Mông) tham gia dự án đã thay đổi theo hướng tích cực: sản xuất theo nhu cầu thị trường; canh tác tập trung, có sự hợp tác giữa các hộ nông dân, các hợp tác xã với nhau và với Doanh nghiệp; biết cách xây dựng bao bì, nhãn hiệu logo “Rau an toàn Vân Hồ” và đặc biệt là hình thành phương thức đóng gói hàng chuyên nghiệp cũng như ứng dụng kỹ thuật trồng cây theo phương pháp rau an toàn và VietGAP.

Anh Vàng A Sa (35 tuổi, ở Bản Bó Nhàng 2, Huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La), Chủ nhiệm Hợp tác xã Vàng A Sa – Trưởng nhóm của dự án Vân Hồ cho biết, mấy năm trước, gia đình anh vốn mưu sinh bằng nghề trồng các loại rau truyền thống trên khoảng đất 1.000 m2, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Mặt khác, canh tác trước đây chủ yếu là trồng đậu, bí… ít chủng loại, sản lượng thấp, chất lượng kém do cách thức canh tác lạc hậu, dựa theo kinh nghiệm là chính. Hệ quả là, đầu ra sản phẩm không ổn định, do chỉ bán cho thương lái, thường xuyên bị ép giá. Không tiếp cận được thị trường. Sản phẩm mạnh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Không có sự liên kết giữa nông dân với nhau, giữa nông dân với Hợp tác xã, Doanh nghiệp; chưa có chuỗi giá trị và không có bất kỳ sản phẩm nào được tiêu chuẩn hóa, nhãn hiệu, bao bì…

Cơ hội đến với anh Vàng A Sa, khi Ban điều hành chương trình Sinh Kế Cộng đồng đã chọn lựa Vân Hồ làm nơi triển khai dự án Sinh kế kể từ tháng 6/2018. Sở dĩ chọn địa bàn này là bởi, Vân Hồ là huyện nghèo của tỉnh Sơn La, và nơi đây có đa số là đồng bào thiểu số sinh sống.

Từ khi tham gia dự án Sinh kế Cộng đồng, anh Vàng A Sa đã được cán bộ phụ trách chương trình sinh kế của Central Retail và cán bộ khoa học từ tổ chức Phi chính phủ ACIAR (Úc) hỗ trợ tập huấn về sản phẩm; được tư vấn kiến thức về thị trường, định hướng sản xuất; và được hướng dẫn trồng đa dạng các loại cây, đặc biệt là cây trái vụ cho sản lượng cao, giá thành tốt, phù hợp với khí hậu của huyện Vân Hồ.

Tới nay, khoảng 70% nông sản của HTX Vàng A Sa sản xuất được Central Retail tiêu thụ thông qua hệ thống GO! / Big C – tương ứng với khoảng 250 tấn nông sản các loại (bắp cải, đậu cove, dưa chuột, bầu dài, bí đỏ, bí xanh, su hào, khoai lang ruột vàng, củ cải trắng, cải thảo…), đạt doanh thu trung bình khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ đó, cuộc sống của Vàng A Sa và 39 hộ dân tham gia dự án Sinh kế Cộng đồng đã dần thay đổi, nhờ thu nhập đã tăng 200%, giá trị sản xuất tăng gấp đôi, từ 25- 30 triệu đồng/ha lên 50 – 60 triệu đồng/ha.

Đáng chú ý, ngoài việc bán vào hệ thống GO! / Big C, sản phẩm của HTX Vàng A Sa còn được tiêu thụ ở nhiều kênh phân phối khác trên cả nước.

Để chương trình phát triển bền vững

Khác với hoạt động mua bán thông thường của Central Retail, Sinh kế cộng đồng hướng tới những nhà cung cấp rất nhỏ, cụ thể ở đây là những hộ kinh doanh cá thể đang rất là khó khăn, các hộ gia đình người dân tộc thiểu số,… Tuy nhiên, đây là những hộ gia đình có năng lực về sản xuất, tức là họ có làm ra được một sản phẩm đặc thù, có giá trị thương mại nhưng họ không có đầu ra, họ không biết cách tiêu thụ như thế nào hay cũng không biết tham gia vào các chuỗi thương mại như thế nào, thì đó là lúc Central Retail sẽ xuất hiện để triển khai dự án hỗ trợ.

Tập đoàn Central Retail nhận định kết quả 7 dự án của Chương trình vẫn còn là hạn chế, mà chủ yếu do quá trình nhân rộng mô hình Sinh kế cộng đồng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, con người, kỹ thuật và quan trọng là nhiều bên chung tay vào cuộc mới có thể triển khai được.

Trước hết, để làm việc với những nhà cung cấp thông thường đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại đã là không hề dễ dàng, khi mà thói quen làm việc với các kênh truyền thống như chợ, tạp hóa,… đã ăn sâu vào phương thức sản xuất - kinh doanh, đi cùng đó là những tiêu chuẩn, quy trình đơn giản hơn nhiều so với chuỗi hiện đại như siêu thị, đại siêu thị. Câu chuyện càng khó hơn khi làm việc trực tiếp với các hộ nông dân là đồng bào thiểu số, rào cản ngôn ngữ, nhận thức, tư duy là quá lớn.

Chưa kể, đối với mặt hàng nông sản, giai đoạn đầu đưa lên kệ hàng sẽ có nhiều rủi ro khi khả năng chưa bán được do khách hàng chưa quen mua, cuối ngày phải bỏ đi chứ không thể trữ lại được như hàng khô. 

để một dự án Sinh kế thành công, thì bên cạnh doanh nghiệp, cần sự tham gia mạnh mẽ của các địa phương, đặc biệt của ngành nông nghiệp và ngành Công Thương. Ngành nông nghiệp tham gia vào những công tác về tư vấn để kiểm soát chất lượng sản phẩm; ngành Công Thương tham gia vào hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ thủ tục giấy tờ để mua sản phẩm đưa vào hệ thống bán hàng.

Chính nỗ lực từ phía doanh nghiệp và chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước và địa phương sẽ tạo sức bật quan trọng để sản phẩm hàng hóa thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đi xa hơn, góp phần cải thiện cuộc sống của bà con đồng bào khu vực khó khăn.


Tác giả: Ngọc Linh

Tin nổi bật

Liên kết website