Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiêu thụ nông sản miền núi: Bài học từ mỳ chũ Bắc Giang

Không chỉ tiêu thụ nội địa mà hiện nay mỳ chũ Bắc Giang còn được xuất khẩu và được bảo hộ độc quyền về nhãn mác hàng hóa tại Lào, Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan. Đây là loại nông sản miền núi hiếm hoi có được thành công trong tiêu thụ nông sản như vậy.

Tự hào nông sản Bắc Giang

Ông Nguyễn Văn Nam – Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Nam Thể (Bắc Giang), Chủ tịch Chủ tịch Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Bắc Giang cho biết, mỳ chũ là sản phẩm thương hiệu lớn của Bắc Giang và Lục Ngạn. Những  năm gần đây, được địa phương và các sở ban ngành quan tâm, sản phẩm đã tiêu thụ rất tốt và hiện đã được bảo hộ độc quyền về nhãn mác hàng hóa ở 5 nước Lào, Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan. Bên cạnh đó, sức tiêu dùng sản phẩm ở thị trường nội địa cũng rất tốt. Sản phẩm không chỉ được người tiêu dùng châu Á mà EU cũng được ưa chuộng. Việc tiêu thụ tốt đã giúp sản phẩm tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, từ nghề phụ đến nghề chính. Người dân địa phương có thể làm giàu chính đáng từ nghề làm mỳ.

Chia sẻ bí quyết để mỳ chũ Lục Ngạn của HTX Nam Thể được ưa chuộng cả trong và ngoài nước, ông Nam chia sẻ, hiện ở Bắc Giang có rất nhiều nơi sản xuất mỳ gạo nhưng riêng mỳ chũ của Lục Ngạn lại có chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng. Điều khác biệt ở đây chính là mạch nguồn nước ngầm trong lành của vùng quê cùng với đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm hơn 60 năm của một làng nghề truyền thống và cả những nguyên liệu đặc sản gạo quê của vùng núi Lục Ngạn đã tạo nên thương hiệu mỳ chũ hôm nay.

Bên cạnh đó, sản phẩm mỳ chũ Bắc Giang ngon và có hương vị đặc biệt do được làm thủ công, phơi khô bằng nắng gió. Hiện nay, để nâng cao sản lượng, HTX đã đầu tư máy sấy để sản phẩm khô nhanh hơn nhưng có những bước vẫn phải làm thủ công thì mới tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, HTX rất chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ 4.0 giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm cũng được gắn mã vạch, đóng gói cẩn thân và có tem truy xuất để người tiêu dùng biết được nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời nếu sản phẩm chưa đạt chất lượng cũng sẽ dễ dàng tìm ra nơi sản xuất. Nhờ đó, bà con có ý thức hơn trong bảo vệ chất lượng sản phẩm của đơn vị mình.

Bên cạnh đó, HTX cũng chú trọng để sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của các nước xuất khẩu. Đồng thời, phấn đấu để sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao và tiếp tục nỗ lực để nâng sao cho sản phẩm.

“Hiện nay, sản phẩm mỳ chũ của HTX tiêu thụ 80% là nội địa, được người tiêu dùng khắp mọi miền Tổ quốc rất ưa chuộng. Còn xuất khẩu thì mới đáp ứng được 20-25% vì sản phẩm thiếu” – ông Nam cho hay.

HTX luôn đồng hành cùng bà con

Không để bà con đơn lẻ, những năm qua, HTX Nam Thể đã luôn định hướng cho bà con sản xuất các sản phẩm thị trường cần. HTX đảm bảo lo đầu ra cho sản phẩm, bà con chỉ có 1 nhiệm vụ duy nhất là làm sao để hàng ngày nâng cao chất lượng. Đồng thời, cam kết với HXT là sản xuất sản phẩm xanh, sạch, an toàn. Khi sản phẩm đã có tên tuổi, có chứng nhận thì càng phải nỗ lực làm tốt hơn để thương hiệu được duy trì lâu dài.

Bên cạnh đó, Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Bắc Giang cũng được thành lập, là nơi hội tụ các hộ sản xuất mỳ và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất ra sản phẩm chất lượng, đồng thời là nơi bao tiêu sản phẩm cho bà con. Năm 2022, tổng sản lượng mỳ chũ hội sản xuất ra là 17 nghìn tấn và riêng HTX Nam Thể sản xuất được 1 nghìn tấn. Hiện tại, Hội có 28 HTX là thành viên.

HTX cũng hỗ trợ cho bà con nông dân đa dạng hóa sản phẩm. Nếu như trước đây, mỳ chỉ ở dạng trắng thô đơn thuần với mẫu mã đơn giản thì nay những người nông dân nơi đây đã có nhiều cải tiến hình thức cũng như chất lượng sản phẩm. Trong đó có việc sản xuất ra các loài mỳ rau, củ, quả tự nhiên giàu giá trị dinh dưỡng và bắt mắt.

Để sản xuất ra loại mỳ này, nguyên liệu chính vẫn là gạo bao thai hồng cùng rau, củ, quả tươi. Những hạt gạo trắng, căng mẩy được đưa vào ngâm qua đêm cho mềm. Sau đó rau, củ, quả gọt vỏ, xay sinh tố hoặc nghiền lọc bỏ bã lấy nước màu, tiếp tục ngâm với gạo từ 1 đến 2 tiếng theo tỷ lệ nhất định. Hỗn hợp này được đem xay thành bột sao cho dẻo và sánh.

Theo đó, mỗi loại rau, củ, quả trộn với gạo cho ra sản phẩm mỳ với màu sắc khác nhau: Nghệ màu vàng, gấc màu đỏ, hoa đậu biếc màu xanh tím than, củ dền hồng, rau chùm ngây ra màu xanh lá, mè đen, hạt điều, gạo lứt ra màu nâu nhạt... Sản phẩm được kiểm định chất lượng ở các cơ quan có thẩm quyền và được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP, từ năm 2018, UBND huyện Lục Ngạn đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát tổng thể các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, có thế mạnh trên địa bàn huyện.

Các sản vật, đặc sản của địa phương khá là đa dạng, đặc biệt là vải thiều, mỳ Chũ, cam, bưởi…. Ngoài ra, huyện Lục Ngạn còn là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.

Từ thức quà thơm thảo của quê nhà, qua bàn tay và khối óc người nông dân, đặc biệt là sự đồng hành của địa phương và HTX, mỳ chũ đã vươn ra thị trường và quay lại làm giàu cho chính người nông dân. Bài học từ sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ là bài học cho nhiều nông sản miền núi khác cùng noi theo, để không còn tình trạng lo lắng về đầu ra, được mùa mất giá.


Tác giả: Ngọc Minh

Tin nổi bật

Liên kết website