Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao giá trị và tạo đầu ra vững chắc cho nông sản Bắc Giang

Đầu tư vào vùng nguyên liệu, tăng cường chế biến sâu là giải pháp mà Bắc Giang sử dụng để nâng cao giá trị cho nông sản địa phương.

 

Nông sản Bắc Giang được ưa chuộng

Bắc Giang được coi là điển hình của các địa phương phía Bắc, đặc biệt là khu vực miền núi tiêu thụ thành công nhiều mặt hàng thế mạnh.

Lục Ngạn là huyện miền núi, cũng là địa phương thế mạnh nhất của Bắc Giang về trồng trọt và tiêu thụ nông sản. Ông Nguyễn Thế Thi – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lớn nhất của tỉnh Bắc Giang. Huyện hiện có diện tích cây ăn quả lớn nhất của cả tỉnh với 28.000 ha, trong đó vải thiều là 17.357ha, các cây có múi trên 5.000 ha và các loại cây trồng khác. Huyện đang có 84 mã số vùng trồng và 173 mã số đóng gói. Đến thời điểm này, toàn huyện có 75% diện tích cây ăn quả đạt các tiêu chuẩn như VietGAP, Global GAP, hữu cơ.

Bắc Giang có nguồn nông sản thế mạnh dồi dào để phục vụ thị trường nội địa

Để có kết quả đó, huyện Lục Ngạn đã mất nhiều năm triển khai, quyết tâm xây dựng thương hiệu cho vùng nguyên liệu rộng lớn. Lục Ngạn đã xây dựng các cụm, đề án, kế hoạch cho các năm để khi triển khai các vùng trồng sẽ quy hoạch luôn vùng nào cho cây gì ngay từ đầu để đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đồng thời xây dựng chặt chẽ mã số vùng trồng và đóng gói, thường xuyên duy trì và kiểm tra giám sát để dần dần hoàn thiện và đạt tiêu chuẩn; khi đã đạt được tiêu chuẩn rồi thì dần nâng cao hơn nữa.

Song song với cây ăn quả, Lục Ngạn cũng quản lý tốt các làng nghề truyền thống như mỳ chũ, các sản phẩm OCOP… Hiện nay Lục Ngạn có 37 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và đang trình duyệt 2 sản phẩm vải thiều, mỳ chũ là sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Đây là các sản phẩm có sản lượng và chất lượng rất tốt.

Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nông sản địa phương, Lục Ngạn đã thông qua các chương trình phát triển du lịch; thông qua người nổi tiếng và uy tín để quảng bá sản phẩm địa phương. Qua các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, huyện đã tích cực quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

“Đây là lý do giúp nông sản của Lục Ngạn không lo lắng về đầu ra khi luôn được tiêu thụ tốt ở kênh phân phối trong và ngoài nước” – ông Nguyễn Thế Thi chia sẻ.

Cùng với Lục Ngạn, theo thống kê, sản lượng nông sản chủ lực của Bắc Giang ngày càng tăng. Đến nay, Bắc Giang đã có 205 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 31 sản phẩm 4 sao và 174 sản phẩm 3 sao.

Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đã gia tăng về số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng cao, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng, miền của tỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường.  Đây đều là những sản phẩm thế mạnh của Bắc Giang, đã thâm nhập tốt vào các kênh phân phối trên khắp cả nước.

Nâng cao giá trị nông sản, tạo đầu ra bền vững

Mặc dù đã đạt được một số thành công, song nông sản của Bắc Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi vẫn còn một số loại đứng trước nguy cơ được mùa mất giá. Khắc phục những tồn tại nêu trên, cùng với cơ chế chính sách của Trung ương, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, cụ thể hoá định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo từng giai đoạn. Điểm nhấn là Nghị quyết 401, ngày 3/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Nghị quyết số 07 ngày 11/7/2019 của HĐND tỉnh về quy định cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025. Nhờ đó, ngành nông nghiệp của tỉnh có nguồn lực thực hiện hiệu quả nhiều đề án phát triển vùng cây ăn quả tập trung, vùng an toàn dịch bệnh động vật, vùng thâm canh lúa chất lượng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Bên cạnh đó, hàng năm, bằng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như khuyến công, tiết kiệm năng lượng, xúc tiến thương mại, tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng nhà xưởng, đổi mới công nghệ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Song song với đó, kêu gọi đầu tư vào ngành chế biến nông sản để nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Nhờ các giải pháp trên, đến nay, đã có một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào địa phương. Đơn cử như Tập đoàn Hòa Phát đầu tư khu chăn nuôi lợn theo quy trình công nghệ cao quy mô 5 nghìn lợn nái, 18 nghìn lợn thịt/lứa tại xã Long Sơn (Sơn Động); Tập đoàn Dabaco đầu tư chăn nuôi gia cầm giống, quy mô hơn 60 nghìn con tại Yên Thế… phục vụ cho tiêu thụ nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Tỉnh đã quy hoạch, phát triển một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, như: Vùng vải thiều gần 30 nghìn ha; vùng lúa chất lượng cao 45 nghìn ha; vùng rau chế biến, rau an toàn hơn 12,6 nghìn ha; 21 vùng chăn nuôi lợn; 33 vùng chăn nuôi gà,… Toàn tỉnh xây dựng được 205 sản phẩm OCOP, trong đó có một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu như: Vải thiều, mỳ Chũ, nhãn, rau chế biến...

Với mục tiêu này, thời gian tới, nông sản Bắc Giang, đặc biệt là nông sản miền núi được kỳ vọng sẽ được nâng cao giá trị hơn nữa, mở rộng đầu ra và không còn lo lắng tình trạng được mùa mất giá.   


Tác giả: Bảo Lâm

Tin nổi bật

Liên kết website