Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sức sống của nền kinh tế đã được khẳng định

“Thời gian tới, có thể có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, thuận lợi hơn khi Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập. Đồng thời, cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất nội địa để giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm nhập khẩu đầu vào từ thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác” là ý kiến của Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo chí vừa qua.

Chứng kiến những nỗ lực lớn của nền kinh tế

Thưa Thứ trưởng, báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 đạt 14,28 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu đạt 14,13 tỷ USD, tạo ra mức xuất siêu 346,4 triệu USD. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc bất ngờ phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ từ ngày 11/8?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Sau nửa đầu của năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu có những bước chưa đạt được kì vọng, trong đó có mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng xuất khẩu của cả năm đạt 10%. Tình trạng tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn dưới 9% kéo dài suốt trong những tháng đầu năm 2015 đã khiến 6 tháng đầu năm chưa đạt được cả về mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và cả mục tiêu xuất siêu.

Trong 8 tháng đầu năm, chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực rất lớn của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại toàn cầu và thương mại khu vực đang phải chịu đựng những sự ốm yếu do nền kinh tế thế giới. Nhiều nền kinh tế trên thế giới đang có những vấn đề nội tại cũng như trong quan hệ chung với kinh tế toàn cầu. Thương mại toàn cầu không đạt được tăng trưởng cao và rất nhiều quốc gia xuất khẩu có độ mở lớn, trong đó tại các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á đều thấy tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu ở mức độ rất thấp, thậm chí là âm.

Thông thường những tháng về sau bao giờ cũng đạt tăng trưởng hơn tháng trước. Tăng trưởng của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm có được cải thiện và tháng sau cũng tốt hơn tháng trước. Tuy nhiên, trong tháng 8, Trung Quốc đã đột ngột thay đổi tỷ giá của đồng Nhân dân tệ không chỉ một lần gây ra không ít những hụt hẫng, bất ngờ và những tác động bước đầu tạo ra những bất lợi lớn cho các ngành hàng, sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chứng kiến trong tháng 8 kinh tế có được sự tăng trưởng trong các mảng xuất khẩu.

Cụ thể trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu đạt 14,28 USD và như vậy đã có sự tăng trưởng rất tốt so với những tháng trước cũng như so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng trong 8 tháng về xuất khẩu đạt được 9,6%.

Có được những kết quả như vậy là do: Thứ nhất, trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực còn rất nhiều khó khăn thì kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong khía cạnh xuất khẩu, vẫn tiếp tục tạo ra được sự tăng trưởng tương đối ổn định và tạo nền tảng cho mục tiêu năm 2015, cũng như tiếp tục tạo ra những tiền đề cho giai đoạn 2015-2020, để chúng ta đạt được những mục tiêu tăng trưởng chung trong xuất khẩu, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, rõ ràng những khó khăn chung của thị trường thế giới cũng tác động đến Việt Nam, nhưng sức sống của các lĩnh vực trong nền kinh tế đã được khẳng định và giúp cho chúng ta từng bước vượt qua khó khăn. Và mặc dù một số ngành còn rất khó khăn, ví dụ một số ngành chịu tác động của tỷ giá như ngành chế biến nông sản, hay một số ngành kinh tế liên quan đến tỷ giá như công nghiệp chế biến..., nhưng chúng ta đã chứng minh và vượt qua được những khó khăn một cách chủ động bằng những nỗ lực của doanh nghiệp (DN) cũng như sự chủ động của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến những chỉ đạo chung của Chính phủ ngay từ đầu năm trong việc tiếp tục ổn định môi trường sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN. Đặc biệt, định hướng kiên quyết của Chính phủ về cải cách hành chính, về đơn giản hóa thủ tục trong sản xuất kinh doanh cũng như trong xuất khẩu. Từ đó tạo thuận lợi cho DN và tạo niềm tin cho DN trong khu vực sản xuất.

Bên cạnh đó, sự phản ứng rất linh hoạt, nhanh nhạy của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là sự chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng ngoại tệ đối với đồng USD cũng đã giúp cho DN thuận lợi hơn trong khắc phục những thách thức cũng như khó khăn nhất thời do vấn đề tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ tác động vào thị trường tiền tệ thế giới, cũng như tác động vào thị trường thương mại thế giới, trong đó có những thị trường có liên quan đến những ngành hàng lớn của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản như thị trường Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, v.v…

Có thể khẳng định, những số liệu của tháng 8 cho thấy được khả năng thích ứng của nền kinh tế và điều chỉnh mang tính linh hoạt kịp thời của Chính phủ cũng như khả năng của Việt Nam có thể vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt mục tiêu chung trong tăng trưởng của xuất nhập khẩu nói riêng và của kinh tế nói chung.

Cần nắm rõ những thách thức và cơ hội trong hội nhập

Vậy, Thứ trưởng có thể cho biết, để xuất siêu bền vững thì chúng ta cần có những giải pháp gì trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương mới được kí kết và hàng loạt các FTA khác mà Việt Nam đã và sẽ kết thúc đàm phán… cùng với việc mở cửa hàng rào thuế quan cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta cũng đã từng có rất nhiều nghiên cứu, đánh giá, nhận định, thống nhất cả trong việc thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong các chính sách cụ thể, trong các chiến lược của hội nhập, đó là hội nhập luôn luôn bao hàm hai mặt, hai khía cạnh, bao gồm yếu tố tích cực và cả những tác động tiêu cực.

Tất nhiên chúng ta hiểu rằng, với trình độ phát triển như chúng ta cùng với độ mở của nền kinh tế thì lợi ích mang đến là rất lớn cho cả nền kinh tế, cho cả các ngành hàng sản xuất, cũng như cho mỗi DN nói riêng cũng như cho cả sự phát triển chung của thị trường, không chỉ trong kinh tế mà cả trong lĩnh vực khác của xã hội. Chính vì vậy, chúng ta đã có thống nhất rất cao trên quan điểm về phát triển gắn với đường lối chiến lược hội nhập quốc gia. Vì vậy, chúng tôi sẽ không bàn thêm nhiều về lợi - hại. Tuy nhiên, Việt Nam phải nắm rõ những thách thức đặt ra cũng như những cơ hội cần khai thác, cần được tiếp tục đẩy mạnh, để khung khổ hội nhập được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và xuyên suốt ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, các Bộ, ngành, DN và người dân.

Quay trở lại sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó, sức cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc điều hành kinh tế vĩ mô và một Nhà nước pháp quyền, chính quyền điện tử, khung khổ pháp lý, hệ thống hạ tầng cứng như giao thông, điện nước…, cũng như hạ tầng mềm là nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách. Trong khung khổ hội nhập, Việt Nam đều có những nội dung rất cụ thể liên quan đến cải cách cũng như tổ chức thực hiện. Đó là động lực, đồng thời cũng là những đóng góp, nhưng cũng là những yêu cầu trong việc thực thi hội nhập của Việt Nam.

Trong công cuộc hội nhập thì sức cạnh tranh của sản phẩm và của DN là yếu tố tạo nên sự phát triển cho xã hội. Xét về trình độ, tính chất, quy mô… của DN trong nước thì các cơ quan chức năng không chỉ cần hỗ trợ tổ chức cho DN tham gia hội nhập mà còn cần cụ thể hơn nữa trong việc tổ chức thực hiện một cách nhanh nhất, phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả cho DN trong tiếp cận thị trường, trong khai thác công nghiệp, tiếp cận nguồn nhân lực có chất lượng được đào tạo cũng như môi trường ổn định để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho DN tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thêm vào đó, vai trò của cơ quan Nhà nước trong tổ chức tuyên truyền giới thiệu để tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức để có sự nhập cuộc của tất cả các lực lượng sản xuất, người dân, truyền thông tạo ra sự thích ứng mang tính đồng bộ đối với cả một hệ thống. Từ đó, khai thác được hiệu quả của hội nhập, đồng thời có biện pháp bảo vệ và phát triển vững chắc ngành sản xuất trong nước cũng như thị trường nội địa.

Ở đây, có một số yếu tố rất cụ thể trong thời gian tới: Thứ nhất, các khung khổ hội nhập của thị trường mới chứa đựng những yêu cầu, đòi hỏi cao về mặt chất lượng sản phẩm cũng như cả hàng rào kỹ thuật như đã nói ở trên. Có thể hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ, thậm chí các quy trình thủ tục cũng có thể được đơn giản hóa, tuy nhiên những hàng rào kỹ thuật liên quan đến yêu cầu về chất lượng sản phẩm để phù hợp với nội lực của các nước sở tại, liên quan đến yêu cầu về mặt an toàn thực phẩm, điều kiện cũng như quy trình sản xuất về môi trường, về yếu tố bền vững trong sản xuất là những yêu cầu không thể thiếu. Như vậy các ngành hàng, các DN sản xuất của chúng ta đều phải tính đến yếu tố để làm sao tổ chức lại sản xuất nhằm đảm bảo yêu cầu, đảm bảo sản phẩm của Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu và chất lượng đã đề ra.

Thứ hai, đối với các thị trường mới, Việt Nam phải có hướng dẫn cung cấp thông tin đầy đủ cho DN trong việc tiếp cận được những cơ hội của thị trường mới mà trong đó những thông tin mang tính đặc thù liên quan đến tập quán, văn hóa, những yếu tố thị trường, và cả những thông tin về môi trường vĩ mô về chính sách, phải có cơ chế thông tin xuyên suốt, vận dụng một cách linh hoạt và nhanh nhạy để đảm bảo cho khả năng tiếp cận thị trường của DN Việt Nam mà chúng ta đều hiểu còn hạn chế rất nhiều về nguồn thông tin khi tiếp cận thị trường đó.

Thứ ba, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất nhanh, đồng thời thế giới cũng có những khung khổ toàn cầu hóa rất phát triển và đa dạng, thì bên cạnh việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, các nước cũng tập trung tăng cường hơn nữa những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt những hàng rào kỹ thuật. Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp giữa khu vực Nhà nước với DN để làm sao giải quyết khâu khó khăn, trở ngại liên quan các hàng rào phi quan thuế và đặc biệt giúp DN tiếp cận thị trường bền vững, tránh được những tranh chấp thương mại, những vụ kiện thương mại. Ví dụ các vụ kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp hay là các biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia, là những nội dung cực kỳ sống còn đối với DN và trong công cuộc hội nhập của chúng ta hiện nay.

Còn nhiều chiến lược dài hạn nữa nhưng rõ ràng chính sách của Nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới khu vực tăng trưởng được coi là những nhiệm vụ sống còn mới, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam trong không chỉ phát triển về thị trường, thương mại mà cả trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và đang được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Vì vậy, tôi cho rằng, thời gian tới đây, việc tổ chức thực hiện những cam kết hội nhập, đặc biệt trong khai thác cơ hội sử dụng công cụ, phương tiện phù hợp với khung khổ toàn cầu hóa và hội nhập chung của thế giới là những yếu tố rất quan trọng giúp cho DN, nền kinh tế của Việt Nam phát triển.

Tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu là đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước. Do sự mất giá của Nhân dân tệ và Tiền đồng so với USD hiện nay là gần tương đương nhau. Theo ông, liệu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có khả năng rẻ hơn không và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ có bị tác động nhiều không?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Như tôi đã nói ở phần trên, nó cũng tạo ra những tác động nhất thời và trước mắt, trực tiếp là ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm của như dệt may, thủy sản… và ở một số thị trường như Mỹ, Châu Âu, v.v… Nhưng sự phản ứng linh hoạt trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ cũng như vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong hỗ trợ tháo gỡ cho DN thông qua điều chỉnh tỷ giá nội tệ đã giúp cho các DN trước mắt khắc phục khó khăn. Trước mắt và trong ngắn hạn thì những thay đổi về mặt tỉ giá của đồng Nhân dân tệ và USD đã không tác động nhiều đến cạnh tranh sản phẩm của Việt Nam như tôi đã dẫn chứng ở trên về việc xuất khẩu tháng 8 giữ đà tăng trưởng ổn định.

Tuy nhiên xét về lâu dài thì do nền kinh tế và các sản phẩm Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm của công nghiệp (CN) hỗ trợ như dệt may, da giày và một số ngành CN khác phụ thuộc vào nguồn cung cấp trang thiết bị, máy móc, công nghệ từ Trung Quốc. Do vậy, trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam chưa thể thay đổi ngay được mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa thị trường Việt Nam và thị trường Trung Quốc, trong đó phần nhập siêu sẽ nghiêng về phía chúng ta. Và rõ ràng như chúng ta đã từng nói, nếu Việt Nam chưa phát triển một cách lành mạnh CN hỗ trợ và đồng bộ cùng với đó là các ngành sản xuất và CN khác, đồng thời chưa nâng cao được trình độ công nghệ, hiệu quả về đầu tư đặc biệt liên quan đến năng suất lao động, thì Việt Nam sẽ còn phụ thuộc tương đối lớn vào thị trường Trung Quốc trong nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho ngành sản xuất, xuất khẩu và cả những mặt hàng sản xuất phục vụ thị trường nội địa cũng hàng tiêu dùng.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chiến lược đa dạng hóa thị trường cùng các chiến lược thị trường của chúng ta đến năm 2020 càng có ý nghĩa khi xác định được nhiệm vụ, yêu cầu và cả những biện pháp, giải pháp đã làm trước đó và lâu dài. Trong đó, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách không chỉ trong thương mại mà trong cả đầu tư sản xuất, trong công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,… mới có thể tính đến cải thiện thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc, tiến tới cân bằng cán cân thương mại này.

Trong khuôn khổ các FTA mà chúng ta đã kí kết với nhiều quốc gia thì cũng cần phải hiểu với mức độ toàn cầu hóa ngày càng nhanh và sâu rộng và trong những nội dung hội nhập mà Việt Nam đã và đang đàm phán đã đặt ra những yêu cầu rất cao thì lợi thế về nguồn nguyên liệu, sản phẩm CN phụ trợ từ thị trường truyền thống khá thuận lợi như Trung Quốc chắc cũng sẽ không tồn tại lâu dài. Bởi vì những quy tắc xuất xứ trong FTA đã nêu ra rất chặt chẽ và có những đòi hỏi cao. Chính vì vậy, Việt Nam bắt buộc phải tính đến yếu tố chủ động hơn nữa sự đa dạng của thị trường thông qua tái cơ cấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cùng hàng loạt các chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Ở đây chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến có thể có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, thuận lợi hơn khi chúng ta thực thi các cam kết hội nhập. Đồng thời, cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất nội địa để giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm nhập khẩu đầu vào từ thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website