Hội nghị "Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Bắc năm 2015"
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Phó trưởng Ban chỉ đạo TW Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã phát biểu chỉ đạo và chủ trì Hội nghị.
Kết nối cung - cầu nhằm phát triển mạng lưới
Hội nghị “Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Bắc– Năm 2015” là sự kiện nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nước, đề xuất các giải pháp để gắn chặt mối liên kết giữa 3 nhà gồm: nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối. Qua đó, tạo điều kiện kết nối và tăng cường phối hợp giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ và phân phối sản phẩm, hàng hóa trong nước; thông qua các kênh phân phối định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp, hình thành chuỗi cung ứng bền vững và hiệu quả… góp phần thực hiện thành công Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: Hội nghị là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, đề xuất nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa công nghiệp nông thôn với các hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại, Ngoài ra, Hội nghị còn tạo sự gắn kết giữa nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp trong việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng thị trường, định hướng sản xuất phù hợp, hình thành chuỗi cung ứng bền vững, hiệu quả.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa phát biểu khai mạc Hội nghị |
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm cao và sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, các Bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương và các đầu mỗi tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm; với kinh nghiệm, sức sáng trạo và chuyên môn vững vàng trong kết nối cung cầu của Sở Công Thương các địa phương, Hội nghị sẽ tìm ra các biện pháp cụ thể và hiệu quả để hỗ trợ mở rộng kênh phân phối trong nước, liên kết với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, cùng tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước một cách bền vũng, ổn định.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Nạp Tiền 188bet ) Hoàng Chính Nghĩa cho biết: 9 tháng đầu năm 2015 sản xuất công nghiệp trong Khu vực có mức tăng trưởng khá, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng cao (9 tháng đầu năm 2015 tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2014), đóng góp lớn vào mức tăng của toàn ngành công nghiệp. Các sản phẩm đầu vào cho sản xuất như ngành điện, ngành khai khoáng có mức tăng trưởng đã cho thấy sự phục hồi của sản xuất. Xuất khẩu hàng hoá tiếp tục duy trì tăng trưởng khá. Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp điện, điện tử, dệt may, nông sản... tiếp tục góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Các doanh nghiệp đã tận dụng khai thác nhiều hơn lợi thế hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan do các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này. Kim ngạch nhập khẩu tăng tập trung chủ yếu ở nhóm hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực tổ chức triển khai Chương trình kết nối cung-cầu hàng hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thông qua nhiều phương thức khác nhau: Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố; Các hệ thống phân phối làm đầu mối tiếp nhận hàng hóa bình ổn thị trường; Gặp gỡ doanh nghiệp, đại lý, nhà phân phối để kết nối tiêu thụ sản phẩm, tổ chức học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý các cơ sở chế biến; v.v... Trong đó, hoạt động mang đậm dấu ấn và có sức lan tỏa sâu rộng đến các tỉnh/thành trong cả nước đó là Hội nghị kết nối cung-cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiêu biểu với hệ thống phân phối đã thực hiện trong các năm qua.
Tại khu vực phía Bắc, nổi bật là các hoạt động kết nối của thành phố Hà Nội với tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tiêu thụ trái cây, nông sản như vải, ổi, na, v.v... Thông qua chương trình, các doanh nghiệp, Ban quản lý chợ của thành phố Hà Nội cam kết tiếp tục đẩy mạnh, kết nối tiêu thụ cho vải thiều và nông sản tỉnh Hải Hương, Bắc Giang trong năm 2015 và các năm tiếp theo. Một số doanh nghiệp Hà Nội đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ vài thiều với số lượng lớn như: Hệ thống siêu thị Co.opmart tiêu thụ 55 tấn, Hệ thống siêu thị Fivi mart tiêu thụ 35 tấn, Hệ thống siêu thị Vinmart tiêu thụ 30 tấn, Hệ thống siêu thị Big C thiêu thụ 25 tấn. Tỉnh Thái Bình đã tổ chức liên kết tiêu thụ nông sản thực phẩm, thủy sản với Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh. Tỉnh Lạng Sơn đã liên kết với Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Kạn, Yên Bái nhằm khai thác, chế biến sâu khoáng sản, tạo sản phẩm có giá trị cao, hướng tới thay thế hàng nhập khẩu.
Góc trưng bày sản phẩm của các cơ sở sản xuất |
Đại diện Cục Công nghiệp địa phương nhấn mạnh: cùng với các khu vực miền Trung - Tây Nguyên, phía Nam, tại khu vực phía Bắc, việc phát triển mạng lưới phân phối tại các tỉnh/thành trong thời gian qua đã giúp gắn kết với việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết lao động và thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường tại các địa phương. Sau gần 2 năm thực hiện hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa lan tỏa với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong cả nước, đã được Lãnh đạo các tỉnh/thành đánh giá rất cao và đã được nhân rộng trong thời gian qua.
Công tác hợp tác liên kết trong lĩnh vực công thương giữa các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong thời gian qua nhìn chung đã được chú ý quan tâm nhiều hơn; sự gắn bó giữa các tỉnh ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là trong công tác khuyến công, xúc tiến thương mại. Việc ký kết kết nối cung-cầu giữa doanh nghiệp (nhà cung ứng) với hệ thống phân phối thời gian qua thực hiện mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất - phân phối - tiêu thụ hàng hóa đã được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp như Hapro, Sài Gòn Co.op Hà Nội, Vinmart, Fivimart (khu vực phía Bắc); Hapro, Vinatex, TH TrueMilk, Kinh Đô (khu vực phía Nam)... lựa chọn và vẫn có xu hướng phát triển. Hội nghị đã gắn chặt mối liên kết giữa 3 nhà gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối, đặc biệt là Nạp Tiền 188bet , Sở Công Thương các địa phương, các Hiệp hội ngành nghề trong cả nước.
Tiêu thụ sản phẩm một cách bền vũng
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị |
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết: thực hiện chỉ đạo của Nạp Tiền 188bet , Thành ủy, UBND Thành phố Hà NỘi, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển lĩnh vực Công Thương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành phố có cơ hội giao lưu, kết nỗi cung cầu hàng hóa, cụ thể: hợp tác trong lĩnh vực thương mại nội địa; phát triển công nghiệp nông thôn; lĩnh vực điện năng; lĩnh vực tiết kiệm năng lượng; trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước ngành Công Thương. Đại diện UBND Thành phố Hà Nội khẳng định, trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện các nội dung liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại nội địa nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thế mạnh của các địa phương.
Ông Sé bastien Lestang, Giám đốc điều hành Hệ thống Siêu thị BigC, khu vực phía Bắc |
Tham luận tại Hội nghị, về phía các hệ thống phân phối khu vực phía Bắc, ông Sé bastien Lestang, Giám đốc điều hành Hệ thống siêu thị BigC, khu vực phía Bắc đánh giá cao tiềm năng, thế mạnh của hàng Việt Nam và khẳng định: ngay từ khi mới thành lập, BigC đã đặt mục tiêu tập trung kinh doanh hàng Việt Nam và trở thành cầu nối đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới. Do đó, ông Sé bastien Lestang nhấn mạnh, các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của BigC luôn gắn chặt với mục tiêu quảng bá hàng Việt và được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động cụ thể nhằm đồng hành cùng hàng Việt, như chú trọng phát triển các gian hàng Việt trong siêu thị (95% hàng hóa trong siêu thị là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam) và tích cực quảng bá đến người tiêu dùng, với chính sách thu mua - ưu tiên hàng nội.
Người tiêu dùng hứng thú với các sản phẩm của người Việt |
Về phía các cơ sở sản xuất, Phó Chủ tịch Hội sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Nam; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Đức Lý, Giám đốc Công ty thủy sản Langer Việt Nam, tình Nam Định - Nguyễn Hồ Nguyên... cũng đã khẳng định các sản phẩm của doanh nghiệp luôn được tích cực quảng bá tại các hội chợ, triển lãm; chú trọng bảo vệ thương hiệu. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường, ngày càng phát triển, đại diện các cơ sở sản xuất mong muốn được đón nhận rộng rãi tại các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước.
Lễ ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất |
Ngay tại Hội nghị, có trên 40 Biên bản thỏa thuận được ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất. Ban tổ chức cũng đã bố trí khu trưng bày để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đặc trưng đến các đại biểu và người tiêu dùng.