Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một vài nét đáng chú ý về tình hình kinh tế EU trong quý II/2021

Theo số liệu sơ bộ của Eurostat, trong quý II/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nền kinh tế thành viên Liên minh EU tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2% so với quý trước.

Ảnh minh hoạ

Trong quý II/2021, kinh tế toàn cầu ghi nhận những diễn biến tích cực hơn trong bối cảnh nhiều quốc gia đã kiểm soát được đại dịch Covid-19 nhờ việc triển khai hàng loạt biện pháp siết chặt và nỗ lực đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên, kể từ cuối quý II/2021 đến nay, tốc độ lây lan dịch bệnh tại nhiều quốc gia có xu hướng tăng trở lại với sự bùng phát mạnh mẽ của chủng virus SARS-CoV-2 mới là các biến thể Delta và Delta Plus. Diễn biến này buộc chính phủ các nước phải tăng tốc tiêm chủng và siết chặt các biện pháp phòng dịch để tránh một làn sóng Covid-19 mới.

Mặc dù vậy, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật ngày 27/7/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, không thay đổi so với dự báo được đưa ra trong tháng 4/2021, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 lên 4,9%, tăng so với dự báo 4,4% được đưa ra trong tháng 4/2021. Trong khi đó, tại châu Âu, các biện pháp kiểm soát đại dịch cùng với những gói hỗ trợ của chính quyền châu lục đã đem lại hiệu quả tích cực. Hàng loạt quốc gia trong khu vực đã nới lỏng các biện pháp hạn chế, nhu cầu tiêu dùng dần hồi phục, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp có sự cải thiện mạnh mẽ.

Trong tháng 6/2021, Liên minh châu Âu (EU) đã giải chi khoản tiền mặt đầu tiên từ quỹ phục hồi hậu Covid-19 để tạo việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp ở các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Quỹ phục hồi kinh tế hậu Covid-19 là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027 của EU, với tổng trị giá 1.800 tỷ Euro (2.190 tỷ USD) nhằm giải quyết những hậu quả về kinh tế và xã hội sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Những yếu tố này được xem là đòn bẩy quan trọng khiến kinh tế nhiều quốc gia trong châu Âu đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong quý II/2021, sau thời gian dài suy thoái. Trong báo cáo mới nhất, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của khu vực Eurozone trong năm 2021 lên 4,6%, cao hơn so với mức dự báo đạt 4,4% trong báo cáo tháng 4/2021.

Trong đó, Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha được dự báo lần lượt tăng trưởng 3,6%; 5,8%; 4,9% và 6,2% trong năm 2021.

Tăng trưởng GDP: Theo số liệu sơ bộ của Eurostat, trong quý II/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nền kinh tế thành viên Liên minh EU tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2% so với quý trước. Trong đó, kinh tế khu vực Eurozone đạt mức tăng tương ứng 13,7% và 2%. Trong số các quốc gia thành viên, Bồ Đào Nha được ghi nhận có mức tăng trưởng cao nhất với GDP quý II/2021 tăng tới 4,9% so với quý trước, tiếp theo là Áo với mức tăng trưởng 4,3% và Latvia tăng 3,7%. Ở chiều ngược lại, Lithuania (tăng 0,4%) và CH Séc (tăng 0,6%) ghi nhận mức tăng thấp

Tỷ lệ lạm phát: Theo Eurostat, trong tháng 6/2021, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Liên minh châu Âu (EU) ở mức 2,2%, thấp hơn so với mức 2,3% trong tháng 5/2021, nhưng cao hơn so với mức 0,8% trong tháng 6/2020. Riêng khu vực Eurozone, tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 6/2021 đứng ở mức 1,9%, giảm so với mức 2% trong tháng trước, nhưng sang tháng 7/2021, lạm phát tại Eurozone ước tính có thể lên tới 2,2%. Trong tháng 6/2021, tỷ lệ lạm phát hàng năm thấp nhất được ghi nhận tại Bồ Đào Nha (giảm 0,6%), Manta (tăng 0,2%) và Hy Lạp (tăng 0,6%). Tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất được ghi nhận ở Hungary (tăng 5,3%), Ba Lan (tăng 4,1%) và Estonia (tăng 3,7%). So với tháng 5/2021, lạm phát hàng năm giảm ở 12 quốc gia thành viên, duy trì ổn định ở 4 nước và tăng 11 nước.

Trong tháng 6/2021, đóng góp cao nhất vào tỷ lệ lạm phát hàng năm của EU là từ các mặt hàng năng lượng (tăng 1,16 điểm phần trăm), tiếp theo là hàng hóa công nghiệp phi năng lượng (tăng 0,31 điểm phần trăm), dịch vụ (tăng 0,28 điểm phần trăm) và thực phẩm, rượu và thuốc lá (tăng 0,15 điểm phần trăm).

Sản lượng công nghiệp Theo Eurostat, sản lượng công nghiệp được điều chỉnh theo mùa của EU trong tháng 5/2021 giảm 0,9% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 21,2% so với tháng 5/2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, sản lượng công nghiệp của EU tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với khu vực Eurozone, sản lượng công nghiệp trong tháng 5/2021 giảm 1% so với tháng trước, giảm mạnh hơn so với mức dự báo chỉ giảm 0,2% trước đó.

So với cùng kỳ năm trước, sản lượng công nghiệp trong tháng 5/2021 tăng 20,5% khi nền kinh tế phục hồi từ giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh nhất của đại dịch Covid-19 vào năm 2020. Trong đó, giảm mạnh nhất là Rumani (giảm 8,5%), Hy Lạp (giảm 4,7%) và Ai Len (giảm 4,6%). Mức tăng cao nhất ghi nhận ở Lítva (tăng 7,7%), Hungary (tăng 3,4%) và Phần Lan (tăng 2,2%). Tháng 5/2021 so với tháng 5/2020, sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền tại EU tăng 39,1%, hàng hóa vốn tăng 29,6%, hàng hóa trung gian tăng 24,2%, hàng tiêu dùng không lâu bền tăng 10,1% và năng lượng tăng 7,1%. Tỷ lệ thất nghiệp Trong tháng 6/2021, tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa của EU là 7,1%, giảm so với mức 7,3% trong tháng 5/2021. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực Eurozone là 7,7%, giảm từ 8% trong tháng 5/2021.

Trong số các nền kinh tế lớn nhất của EU, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất được ghi nhận ở Hy Lạp (15,4%), Tây Ban Nha (15,3%), Italia (10,5%).

Chỉ số PMI Theo số liệu của IHS Markit, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực Eurozone trong tháng 7/2021 đạt 60,2 điểm, mặc dù thấp hơn so với mức 60,6 điểm theo ước tính sơ bộ trước đó, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức 59,6 điểm trong tháng 6/2021 và ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 6/2006. Nguyên nhân chính là nhờ hoạt động của ngành dịch vụ bùng nổ khi người dân tranh thủ hạn chế nới lỏng để tăng chi tiêu.

Chỉ số PMI ngành dịch vụ trong tháng 7/2021 đạt 59,8 điểm, thấp hơn so với mức ước tính 60,4 điểm trước đó, nhưng cao hơn so với mức 58,3 điểm trong tháng 6/2021 và đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này trong 15 năm qua. Tuy nhiên, những vấn đề về chuỗi cung ứng khiến sản lượng của ngành sản xuất bị hạn chế.

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Eurozone trong tháng 7/2021 chỉ đạt 62,8 điểm, giảm so với mức cao kỷ lục 63,4 điểm trong tháng 6/2021 và cao hơn mức ước tính là 62,6 điểm. Doanh thu bán lẻ Việc nới lỏng các quy định phòng chống dịch và đặc biệt là mở cửa trở lại những lĩnh vực kinh doanh không thiết yếu là nguyên nhân chính đẩy doanh thu bán lẻ tăng về gần mức trước đại dịch. Riêng trong tháng 6/2021, doanh thu bán lẻ của Eurozone tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức ước tính tăng 4,5% trước đó. Mặc dù đã đạt được một số tín hiệu tích cực, nhưng nhìn chung kinh tế châu Âu nói chung và EU nói riêng vẫn còn nhiều thách thức phía trước cần phải tập trung ứng phó, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có nguy cơ tăng cao trở lại, đặc biệt là từ đầu tháng 7/2021, trước sự bùng phát của các biến chủng virus mới. Bên cạnh đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động khiến giá đầu vào tăng mạnh cũng là những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm đi sự lạc quan và hạn chế hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Từ ngày 1/7/2021, tất cả các quốc gia thành viên EU cũng chính thức chấp nhận du khách từ các nước có chứng chỉ Covid-19 kỹ thuật số EU, qua đó tạo điều kiện đi lại thuận tiện hơn, cho phép tái khởi động nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, nhưng đây cũng đồng thời là rủi ro tiềm ẩn dẫn tới đại dịch bùng phát mạnh mẽ hơn. Trước diễn biến này, trong cuộc họp chính sách diễn ra vào tuần cuối tháng 7/2021, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên các lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục và các chính sách kích thích kinh tế nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, ECB quyết định duy trì lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là âm 0,5%. Các mức lãi suất chủ chốt này sẽ được duy trì cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Thương mại của EU với thị trường ngoại khối tăng mạnh trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021

Hoạt động thương mại của EU với thị trường ngoại khối sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm nay thì đã tăng mạnh trở lại từ tháng 3/2021, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, nhờ đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, được xem là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Liên minh châu Âu. Theo ước tính của Eurostat, xuất khẩu hàng hóa của EU sang thị trường ngoại khối trong tháng 5/2021 đạt 172,3 tỷ EUR (203,3 tỷ USD), tăng 32,8% so với tháng 5/2020. Nhập khẩu hàng hóa của EU từ thị trường ngoại khối trong tháng 5/2021 đạt 164,4 tỷ EUR (194 tỷ USD), tăng 33,7% so với tháng 5/2020.

EU ghi nhận thặng dư hàng hóa 7,9 tỷ EUR (9,3 tỷ USD) với thị trường ngoại khối trong tháng 5/2021, cao hơn so với mức thặng dư 6,6 tỷ EUR (7,8 tỷ USD) trong tháng 5/2020. Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của EU sang thị trường ngoại khối ước đạt 860,2 tỷ EUR (1.015 tỷ USD), tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu hàng hóa của EU từ thị trường ngoại khối ước đạt 791,1 tỷ EUR (933,5 tỷ USD), tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2021 EU ghi nhận thặng dư thương mại với thị trường ngoại khối 69,1 tỷ EUR (81,5 tỷ USD), tăng so với mức thặng dư 55,2 tỷ EUR (65,1 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm 2020.

Tháng 5/2021 so với tháng 5/2020, hầu hết quốc gia thành viên EU đều tăng xuất khẩu sang các thị trường ngoại khối, ngoại trừ Síp giảm 26,2%; Ai Len giảm 0,5%. Ngược lại, mức tăng cao nhất được ghi nhận ở Hy Lạp tăng 68%; Bồ Đào Nha tăng 62,6%; Rumani tăng 60,8%. 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, nhiều quốc gia thành viên EU tăng xuất khẩu sang các thị trường ngoài EU, ngoại trừ Ai Len và Síp giảm lần lượt 4,0% và 29%.

Đối với hàng nhập khẩu ngoài EU, tháng 5/2021 so với tháng 5/2020, tất cả các quốc gia thành viên đều tăng nhập khẩu ngoài EU. Mức tăng cao nhất ở Latvia tăng 104,7%; Lítva tăng 87,3% và Slovakia tăng 83%. 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, tất cả các quốc gia thành viên EU tăng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường ngoại khối, ngoại trừ Síp và Manta.

EU nhập khẩu hàng hóa từ thị trường ngoại khối và thị phần của Việt Nam Tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021, các thị trường ngoại khối cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Nga, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nauy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Tháng 4/2021 so với tháng 4/2020, EU tăng nhập khẩu hàng hóa từ tất cả các thị trường cung cấp lớn. Mức tăng cao ghi nhận ở một số thị trường như: Nga tăng 91%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 88,7%; Ấn Độ tăng 86,8%. Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của EU từ hầu hết các thị trường cung cấp ngoài khối lớn vẫn giảm, ngoại trừ Anh. Việt Nam là thị trường cung cấp hàng hóa ngoài khối lớn thứ 11 cho EU.

Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy, EU nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong tháng 4/2021 đạt 2,85 tỷ EUR (3,36 tỷ USD), giảm 16,9% so với tháng 3/2021, nhưng tăng 31,3% so với tháng 4/2020. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, EU nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 12,33 tỷ EUR (14,55 tỷ USD), tăng 11,1% so với 4 tháng đầu năm 2020. Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường ngoại khối của EU chiếm 1,97% trong 4 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 1,88% trong 4 tháng đầu năm 2020.

Với kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng container rỗng cho thấy Hiệp định EVFTA đã phát huy tác dụng, giúp hàng hóa của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU. So với các thị trường nhập khẩu ngoại khối, tốc độ nhập khẩu hàng hóa của EU từ Việt Nam tăng, trong khi nhập khẩu từ nhiều thị trường ngoại khối khác giảm hoặc tăng trưởng thấp hơn. Số liệu thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của EU từ Singapore giảm 28,1%; Indonesia giảm 4,7%.

Tốc độ nhập khẩu hàng hóa của EU từ Thái Lan tăng 10,9%, thấp hơn so với tốc độ tăng từ Việt Nam là 11,1%. Tuy nhiên, so với hầu hết các thị trường ngoại khối khác thì hàng hóa Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường EU. Điển hình là Trung Quốc, tốc độ nhập khẩu hàng hóa của EU từ Trung Quốc trong tháng 4/2021 tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, mức tăng 16,3%, nâng tốc độ nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng 25,5%. Hay như thị trường Ấn Độ, tốc độ nhập khẩu hàng hóa của EU từ Ấn Độ trong tháng 4/2021 tăng mạnh 86,8%, nâng tốc độ nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng 14,5% (4 tháng đầu năm 2020 và 2021, Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp).

Về mặt hàng 4 tháng đầu năm 2021, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các quốc gia thành viên EU và những khó khăn trong hoạt động logistics đã ảnh hưởng đến nhập khẩu nhiều mặt hàng của EU. Theo số liệu thống kê từ Eurostat, nhập khẩu hầu hết các nhóm hàng nông, thủy sản, dệt may, giày dép của EU trong 4 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm 2020, ngoại trừ cao su. Cụ thể: Nhập khẩu hàng rau quả và sản phẩm chế biến (Mã HS 07, 08, 20, không bao gồm hạt điều) của EU từ thị trường ngoại khối trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt trên 10 tỷ EUR, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, EU nhập khẩu hàng rau quả và sản phẩm chế biến từ Việt Nam đạt 45 triệu EUR, giảm 0,6%. Nhập khẩu hàng may mặc (Mã HS 61, 62) của EU từ thị trường ngoại khối đạt 21,86 tỷ EUR, giảm 2,3% so với 4 tháng đầu năm 2020. Trong đó, EU nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam tăng 1,9%, đạt 879 triệu USD. Tương tự, EU giảm nhập khẩu giày dép từ thị trường ngoại khối với mức giảm 9,1%, đạt 5,93 tỷ EUR. Nhưng EU lại tăng nhập khẩu mặt hàng giày dép từ Việt Nam với mức tăng 6,2%, đạt 1,316 tỷ EUR.

Qua số liệu phân tích trên có thể thấy, hàng hóa của Việt Nam đang dần tạo được chỗ đứng tại thị trường EU. Tốc độ nhập khẩu nhiều mặt hàng của EU từ thị trường Việt Nam tăng hoặc giảm thấp hơn so với tốc độ nhập khẩu nhiều mặt hàng từ thị trường ngoại khối. Như hàng may mặc và giày dép, EU giảm nhập khẩu từ thị trường ngoại khối, nhưng tăng nhập khẩu từ Việt Nam; mức giảm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng như: hạt điều, rau quả, thủy sản, gạo của EU từ thị trường Việt Nam đều thấp hơn so với mức giảm nhập khẩu từ thị trường ngoài khối.

Trong các tháng cuối năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ được hỗ trợ nhờ sự phục hồi kinh tế của khu vực và Hiệp định EVFTA giúp hàng hóa của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn tại tại thị trường EU. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam với nhiều ca lây nhiễm ở các khu công nghiệp, nhà máy đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong ngắn hạn.

Về dài hạn, làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất sang Việt Nam sẽ kéo theo nhu cầu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước. Khi tình hình dịch bệnh của hai bên được kiểm soát tốt, EU sẽ tăng xuất khẩu các mặt hàng nguyên, phụ liệu, dược phẩm, tiêu dùng sang Việt Nam và tăng nhập khẩu các mặt hàng dệt may, da giày và hàng nông, thủy sản.


Tác giả: An Bình

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website