Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế Nhật Bản trong đại dịch Covid-19

Chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu ở Nhật Bản, thước đo triển vọng nền kinh tế trong vài tháng tới và được tổng hợp bằng cách sử dụng dữ liệu từ các nhiều chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế đã giảm xuống 104,1 trong tháng 7/2021, từ mức 104,6 của tháng liền trước. Sự suy giảm phản ánh nền kinh tế trong nước chậm lại do các ca nhiễm gia tăng vì biến thể Delta buộc chính phủ phải gia hạn và mở rộng tình trạng khẩn cấp.

Các ngành sụt giảm trong tháng 7/2021 so với tháng 6/2021 gồm có: xe có động cơ (giảm 3,1%), máy móc điện và thiết bị điện tử thông tin và truyền thông (giảm 3,4%), hóa chất vô cơ và hữu cơ (giảm 3,9%). Còn nếu so với tháng 7/2020 thì sản lượng công nghiệp tăng 11,6%, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,0% trong tháng 6/2021 so tháng 6/2020.

Xuất khẩu từ Nhật Bản trong tháng 7 năm 2021 đã tăng 37% so với tháng 7/2020 lên mức cao nhất trong 4 tháng là 7.356 tỷ Yên, sau khi tăng 48,6% vào tháng 6/2021. Đây là tháng thứ năm liên tiếp xuất khẩu tăng trưởng hai con số, trong bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi và các chiến dịch tiêm chủng diện rộng bắt đầu phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến. 

Ảnh minh hoạ AFP

Mặc dù đà tăng chậm lại nhưng tháng 7/2021 là tháng thứ sáu liên tiếp nước này ghi nhận tăng trưởng về nhập khẩu, nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh. Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản tăng 79,8%, trong đó xăng dầu tăng mạnh tới 116% và LNG tăng 41,9%. 

Nhập khẩu máy móc điện tăng 21,5%, dẫn đầu là chất bán dẫn (tăng 38,8%). Trên cơ sở các chi tiết của Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về Sở hữu trí tuệ được ký kết vào năm 2012, hai bên nhất trí rằng Kế hoạch hành động Nhật Bản – ASEAN về lĩnh vực này sẽ khởi động các nỗ lực hợp tác mới. Các vấn đề được thống cụ thể như sau (xem chi tiết trong Báo cáo). Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã sửa đổi Lộ trình Công nghệ tái chế carbon, tài liệu này nhằm mục đích đẩy nhanh sự đổi mới bằng cách xác định lộ trình phát triển và phổ biến tái chế carbon (các công nghệ theo đó CO2 được sử dụng làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô).

Trong năm qua, Nhật Bản đã có những tiến bộ đáng kể trong một loạt các lĩnh vực kể từ khi lộ trình Công nghệ tái chế carbon được thiết lập. Ví dụ tăng tốc R&D và thương mại hóa công nghệ tái chế carbon ở cả Nhật Bản và nước ngoài, hợp tác quốc tế về tiến bộ công nghệ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Ngày 18/8/2021, Nội các Nhật Bản đã ban hành quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn gốc từ cả Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tình hình chung về kinh tế và môi trường kinh doanh

Chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu ở Nhật Bản, thước đo triển vọng nền kinh tế trong vài tháng tới và được tổng hợp bằng cách sử dụng dữ liệu như các nhiều chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế đã giảm xuống 104,1 trong tháng 7/2021 từ mức 104,6 của tháng liền trước. Sự suy giảm phản ánh nền kinh tế trong nước chậm lại do các ca nhiễm gia tăng vì biến thể Delta buộc chính phủ phải gia hạn và mở rộng tình trạng khẩn cấp. 

Tại Nhật Bản, Chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu bao gồm 12 chỉ số như tỷ lệ hàng tồn kho trong tài khoản, đơn đặt hàng máy móc, giá cổ phiếu và các chỉ số kinh tế hàng đầu khác. Chỉ số này dự đoán những thay đổi của nền kinh tế Nhật Bản trong những tháng tới. Nhìn chung, chỉ số tăng phản ánh nền kinh tế đang trong giai đoạn mở rộng và chỉ số giảm phản ánh nền kinh tế đang trong giai đoạn đi xuống. Chỉ số này cũng được sử dụng để đưa ra đánh giá chính thức về thời điểm bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh doanh.

Sản xuất và thương mại các sản phẩm công nghiệp:

Sản xuất: Theo số liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản vào tháng 7 năm 2021 giảm 1,5% so với tháng trước sau khi tăng 6,5% trong tháng liền trước. Sản xuất chậm lại do Chính phủ Nhật Bản áp dụng các biện pháp khẩn cấp và thắt chặt kiểm soát di chuyển giữa nhiều địa phương cũng như tổ chức các hoạt động sản xuất tập trung đông người. Các ngành sụt giảm trong tháng 7/2021 so với tháng 6/2021 gồm có: xe có động cơ (giảm 3,1%), máy móc điện và thiết bị điện tử thông tin và truyền thông (giảm 3,4%), hóa chất vô cơ và hữu cơ (giảm 3,9%). Còn nếu so với tháng 7/2020 thì sản lượng công nghiệp tăng 11,6%, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,0% trong tháng 6/2021 so tháng 6/2020.

Theo số liệu cập nhật mới nhất trong tháng 8/2021, các đơn đặt hàng máy móc cơ bản ở Nhật Bản (không bao gồm các đơn đặt hàng đóng tàu và từ các công ty năng lượng điện), vào tháng 6 năm 2021 đã giảm 1,5% so với tháng 5/2021, so với kỳ vọng của thị trường là giảm 2,8% và sau khi tăng 7,8% một tháng trước đó. Đây là lần giảm đơn đặt hàng máy móc đầu tiên kể từ tháng 2/2021, trong bối cảnh các hạn chế để phòng chống dịch COVID-19 kéo dài. Các đơn đặt hàng phi sản xuất chậm lại mạnh (3,8% so với 10% trong tháng 5), do các ngành viễn thông và phi sản xuất khác giảm. Trong khi đó, các đơn đặt hàng sản xuất tăng nhanh hơn (3,6% so với 2,8%), được thúc đẩy bởi kim loại màu (168,6%) và thông tin và truyền thông. Nếu so với cùng kỳ năm 2020, các đơn đặt hàng máy móc cơ bản đã tăng 18,6% trong tháng 6/2021, tháng tăng thứ ba liên tiếp sau khi tăng 12,2% vào tháng 5/2021.

Xuất khẩu: Xuất khẩu từ Nhật Bản trong tháng 7 năm 2021 đã tăng 37% so với tháng 7/2020 lên mức cao nhất trong 4 tháng là 7.356 tỷ Yên, sau khi tăng 48,6% vào tháng 6/2021. Đây là tháng thứ năm liên tiếp xuất khẩu tăng trưởng hai con số, trong bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi và các chiến dịch tiêm chủng diện rộng bắt đầu phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến. 

Mặt hàng xuất khẩu: Trong tháng 7/2021, sắt thép là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020 cao nhất, tiếp theo là thiết bị giao thông và nhóm máy phát điện.

Thị trường xuất khẩu: Trong tháng 7/2021, xuất khẩu của Nhật Bản sang Thái Lan và Australia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra xuất khẩu sang Đức và Đài Loan (TQ) cũng tăng trưởng tốt. Nhìn chung xuất khẩu của Nhật Bản sang hầu hết các thị trường lớn trong tháng 7/2021 đều được cải thiện so với cùng kỳ năm 2020. Điều này là do thương mại quốc tế đang trong giai đoạn phục hồi sôi động. Những mặt hàng có thế mạnh của Nhật Bản như máy móc thiết bị, dụng cụ…đều có nhu cầu cao để phục vụ quá trình tái thiết sản xuất và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đang được triển khai trên thế giới.

Nhập khẩu: Nhập khẩu vào Nhật Bản đạt 6,915 tỷ Yên vào tháng 7/2021, tăng 28,5% so với tháng 7/2020, lên mức cao nhất trong ba tháng qua, sau khi tăng 32,7% trong tháng 6/2021.

Mặc dù đà tăng chậm lại nhưng đây là tháng thứ sáu liên tiếp nước này ghi nhận tăng trưởng về nhập khẩu, nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh. Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản tăng 79,8%, trong đó xăng dầu tăng mạnh tới 116% và LNG tăng 41,9%. Nhập khẩu máy móc điện tăng 21,5%, dẫn đầu là chất bán dẫn (tăng 38,8%).

Nhập khẩu từ phần lớn các thị trường chính đều tăng, cụ thể: từ Trung Quốc đại lục (12,4%), Hồng Kông - Trung Quốc (40,1%), Đài Loan - Trung Quốc  (35,4%), Hàn Quốc (40,2%), Mỹ (24,4%) và Úc (41,5%).

Quy định, chính sách mới liên quan 1.3.1. Nhật Bản và ASEAN thông qua Kế hoạch hành động quyền sở hữu trí tuệ Nhật Bản - ASEAN Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (JPO) và các văn phòng sở hữu trí tuệ (SHTT) của Hiệp hội các quốc gia thành viên Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức Cuộc họp các Trưởng Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Nhật Bản - ASEAN lần thứ 11 thông qua hội nghị truyền hình vào ngày 2 tháng 8 năm 2021. Trong cuộc họp, các đại biểu đã nhất trí về Kế hoạch Hành động quyền SHTT Nhật Bản - ASEAN. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ về thực hành kiểm tra bằng sáng chế đối với các phát minh trí tuệ nhân tạo (AI) tại các văn phòng SHTT của các quốc gia Thành viên ASEAN.

Trên cơ sở các chi tiết của Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về Sở hữu trí tuệ được ký kết vào năm 2012, hai bên nhất trí rằng Kế hoạch hành động Nhật Bản – ASEAN về lĩnh vực này sẽ khởi động các nỗ lực hợp tác mới.

Các vấn đề được thống nhất cụ thể như sau: 

Tổ chức cuộc họp các chuyên gia sáng chế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai để chia sẻ thông tin về việc xây dựng các hướng dẫn kiểm tra bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ mới nổi, cũng như các vấn đề về dịch bằng sáng chế giữa Nhật Bản và các quốc gia thành viên ASEAN; Điều tra và nghiên cứu của ERIA về hiện trạng và các vấn đề sử dụng thông tin sáng chế trong khu vực ASEAN; Điều tra và nghiên cứu của ERIA về thực tiễn kiểm tra bằng sáng chế của các văn phòng JPO và IP tại các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực công nghệ mới nổi; Thúc đẩy hợp tác với việc các quốc gia thành viên ASEAN gia nhập hệ thống ứng dụng quốc tế (Nghị định thư Madrid/Thỏa thuận La Hay), cũng như hoạt động của hệ thống này; Thúc đẩy hợp tác phát triển nguồn nhân lực và quản lý hoạt động sát hạch; và Thúc đẩy hợp tác trong thương mại hóa SHTT và nâng cao nhận thức về SHTT. 

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ về thực hành kiểm tra bằng sáng chế đối với các phát minh AI tại các văn phòng sở hữu trí tuệ riêng lẻ của các quốc gia thành viên ASEAN. Nghiên cứu này đã phân tích cách đánh giá các trường hợp sáng chế AI được xuất bản trong Sổ tay Kiểm tra JPO dựa trên các hoạt động kiểm tra bằng sáng chế của các văn phòng IP riêng lẻ của các quốc gia thành viên ASEAN. Nội dung của báo cáo này cũng được thảo luận tại Cuộc họp các chuyên gia sáng chế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai, dự kiến được tổ chức vào tháng 9/202. Cuộc thảo luận này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hài hòa với thực tiễn kiểm tra bằng sáng chế của các phát minh AI giữa các cơ quan SHTT của các quốc gia thành viên ASEAN.

Nhật Bản sửa đổi lộ trình Công nghệ tái chế carbon Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã sửa đổi Lộ trình Công nghệ tái chế carbon, tài liệu này nhằm mục đích đẩy nhanh sự đổi mới bằng cách xác định lộ trình phát triển và phổ biến tái chế carbon (các công nghệ theo đó CO2 được sử dụng làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô).

Trong năm qua, Nhật Bản đã có những tiến bộ đáng kể trong một loạt các lĩnh vực kể từ khi lộ trình Công nghệ tái chế carbon được thiết lập. Ví dụ tăng tốc R&D và thương mại hóa công nghệ tái chế carbon ở cả Nhật Bản và nước ngoài, hợp tác quốc tế về tiến bộ công nghệ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Ngoài ra, tháng 12 năm 2020 đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình này với việc xây dựng “Chiến lược Tăng trưởng Xanh thông qua trung hòa carbon vào năm 2050” và thành lập Quỹ Đổi mới Xanh. Trong bối cảnh đó, tái chế carbon được xem như một công nghệ then chốt để đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Lộ trình đã được sửa đổi để phản ánh những phát triển này và đẩy nhanh hơn nữa các nỗ lực hướng tới Tái chế Carbon.

Những tiến bộ trong hợp tác quốc tế cũng là cơ sở để bổ sung những nội dung mới cho lộ trình, ví dụ các kết quả từ hội nghị quốc tế trong ngành-học viện-chính phủ về tái chế carbon, ký bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ, Úc và UAE, và ký kết quan hệ đối tác khí hậu Nhật Bản - Hoa Kỳ.

Tái chế carbon đề cập đến các công nghệ ngăn chặn phát thải CO2 vào khí quyển bằng cách coi CO2 như một nguồn tài nguyên, phân tách và thu thập nó và tái sử dụng nó để sản xuất các sản phẩm khác nhau như bê tông, hóa chất và nhiên liệu. Lộ trình cho các công nghệ tái chế carbon của Nhật Bản được xây dựng vào tháng 6 năm 2019 nhằm mục đích cụ thể hóa các mục tiêu, thách thức công nghệ và khung thời gian (những mục tiêu cần hướng tới trong từng giai đoạn) liên quan đến các công nghệ. Nhật Bản sẽ tăng tốc quá trình đổi mới bằng cách chia sẻ rộng rãi các mục tiêu giữa các bên liên quan gồm Nhà nước, công ty tư nhân, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác trong và ngoài Nhật Bản. Lộ trình được xây dựng chủ yếu bởi các chuyên gia hàn lâm và kỹ sư trong các lĩnh vực công nghệ tương ứng với sự hợp tác của Văn phòng Nội các, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và Bộ Môi trường.

Nhật Bản kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ngày 18/8/2021, Nội các Nhật Bản đã ban hành quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn gốc từ cả Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có xuất xứ từ Hàn Quốc (mức thuế 49,5%) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Không bao gồm các khu vực Hồng Kông và Macao) (mức thuế 73,7%) từ ngày 9 tháng 8 năm 2016.

Vào tháng 8 năm 2020, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu xem xét khi nhận được đơn vào tháng 7 năm 2020, yêu cầu gia hạn thời hạn chịu thuế hiện hành của thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có xuất xứ tại Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào ngày 02 tháng 8 năm 2021, Nhóm thuế quan đặc biệt của Tiểu ban Thuế quan thuộc Hội đồng Hải quan, Thuế quan, Ngoại hối và các Giao dịch khác đã báo cáo rằng việc gia hạn thời gian tính thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn gốc là phù hợp. Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong 5 năm, dựa trên đánh giá do Chính phủ Nhật Bản thực hiện. Mục tiêu của việc ban hành Sắc lệnh này là để kéo dài thời kỳ tính thuế hiện hành dựa trên thực tế là cơ quan có thẩm quyền đã xác định việc bán phá giá các sản phẩm này tiếp tục gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của Nhật Bản.


Tác giả: An San
Nguồn:Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website