Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những mặt hàng nông sản biến động giá trong tháng 8

Trong tháng 8/2021, giá một số mặt hàng nông sản như ngô, lúa mì, đường, cà phê… tiếp tục tăng so với tháng trước.

Cụ thể: Giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Chicago đạt 553,8 UScent/ bushel trong phiên giao dịch ngày 29/8/2021, giảm 2% so với cuối tháng 7/2021. Giá ngô tại Mỹ tăng sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cắt giảm dự báo năng suất cây trồng, song mưa ở hầu hết khu vực Trung Tây Mỹ hỗ trợ cây trồng đã hạn chế đà tăng.

Tương tự, giá lúa mì tăng 7% so với tháng trước lên 732 UScent/bushel; giá lúa mạch tăng mạnh nhất khi tăng 14% trong 1 tháng qua, đạt 521,8 UScent/bushel. Mất mùa ở Canada và Nga, hai trong số các nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và lo ngại về chất lượng ở các nước xuất khẩu lúa mì đã đẩy giá mặt hàng này lên mức cao trong nhiều năm.

Trong khi đó, giá đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương kỳ hạn tháng 9 lại giảm lần lượt là 2,1%, 1,1% và 4,6% trong tháng 8/2021. Giá đậu tương giảm do mưa trên khắp khu vực trồng trọt quan trọng của Mỹ làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung toàn cầu.

Theo tổng hợp của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, trên thị trường đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn ICE đã tăng lên mức 20 UScent/lb trong phiên giao dịch ngày 29/8/2021, tăng 10,3% so với cuối tháng 7 và tăng 56,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Mía đường Brazil (Unica), khu vực Trung Nam của Brazil đã sản xuất 2,99 triệu tấn đường trong nửa đầu tháng 8/2021, giảm 7,48% so với cùng kỳ năm trước do nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới này bị thiệt hại bởi hạn hán và sương giá... 26 SỐ 8 NĂM 2021 Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 8/2021, với giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 1,7% so với cuối tháng trước và tăng mạnh 52,6% so với đầu năm nay, đạt 192,2 UScent/lb.

Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 11/2021 cũng tăng 6% so với cuối tháng 7/2021, đạt 2.012 USD/tấn, đây cũng là mức giá cao nhất kể từ tháng 10/2017 và tăng 47% so với đầu năm nay. Thị trường đi lên do lo ngại về nguồn cung cà phê bị thắt chặt, đặc biệt là nguồn cung từ các nhà sản xuất tại Đông Nam Á do số ca lây nhiễm COVID-19 tại khu vực liên tục tăng cao, bên cạnh đó tình hình thời tiết không thuận lợi tại Brazil cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà phê của nước này.

Trên thị trường gạo, giá gạo châu Á tiếp tục sụt giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm do nhu cầu thấp và giá cước vận chuyển tăng cao. Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm của nước xuất khẩu lớn nhất thế giới được báo giá trong khoảng 355 - 360 USD/tấn tính đến ngày 29/8/2021, giảm 6 USD/tấn so với cuối tháng 7/2021.

Thậm chí trong tháng giá gạo của Ấn Độ đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm rưỡi (352 - 356 USD/tấn).

Với mức giá thấp hơn, nhu cầu từ các nước châu Phi đang tăng lên, song nhiều khách hàng mua vẫn trì hoãn việc mua hàng do phí vận chuyển vẫn cao. Tương tự, tại Thái Lan, cước phí vận tải vẫn là một thách thức vì có ít tàu giao hàng hơn, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan đã giảm 7 USD/tấn so với tháng trước, xuống còn 390- 403 USD/tấn.

Theo các thương nhân có trụ sở tại Bangkok, nhu cầu đối với gạo Thái Lan hầu như không thay đổi, tuy nhiên đồng Baht tăng giá so với đồng USD đang nâng đỡ giá gạo của nước này.

Trong tháng 8/2021, giá cao su tại Singapore tăng nhẹ 1,6% so với tháng trước lên mức 163,6 US cent/lb. Hiện nay, tình hình thời tiết tại các khu vực sản xuất tại khu vực Đông Nam Á cải thiện nhẹ, nhưng tình hình dịch bệnh khiến nguồn cung gián đoạn.


Tác giả: An Bình (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website