Phát triển Năng lượng Gió để đảm bảo ổn định về An ninh năng lượng
Thời gian gần đây, việc đảm bảo ổn định về “An ninh năng lượng” là một trong những ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang phải hứng chịu nhiều biến động chủ quan và khách quan, từ kinh tế, chính trị cho đến các thảm họa thiên nhiên. Thảm họa thiên nhiên liên tiếp xảy ra chính là một trong những hệ lụy rõ ràng của việc con người đã và đang khai thác một cách quá đà các nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo hoặc cần thời gian rất dài để có thể tái tạo. Vì vậy, việc tăng cường nghiên cứu, khai thác và tận dụng triệt để những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối… là thực sự cần thiết, nhằm hạn chế việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Hơn nữa, việc bảo đảm nguồn cung năng lượng đầy đủ cho sự vận hành trơn tru của nền kinh tế và phát triển công nghiệp trong bối cảnh giá cả các nguồn năng lượng dao động bất ổn, lại đang bị trầm trọng thêm bởi khủng hoảng kinh tế… đã và đang trở thành nhu cầu thực tế và là điều kiện quan trọng nhằm duy trì sự ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các thành viên APEC.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú phát biểu tại buổi Đối thoại
Phát biểu tại buổi Đối thoại, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú cho biết, tại các kỳ hội nghị, các Nhà Lãnh đạo và Bộ trưởng APEC luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai những chương trình hợp tác trung và dài hạn, nhằm giải quyết thách thức về năng lượng trong khu vực, đặc biệt là đối với các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 2012, các Nhà Lãnh đạo APEC đã đặt mục tiêu giảm cường độ tiêu thụ năng lượng trong khu vực thêm 45% vào năm 2035, cũng như đẩy nhanh việc phấn đấu để các thành viên APEC sớm trở thành nền kinh tế các-bon thấp. Thời gian qua, chương trình hợp tác APEC về năng lượng ngày càng đa dạng, sôi động, thiết thực và được dành nhiều ưu tiên. Tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 2014, Việt Nam đã đồng ý phối hợp với Hoa Kỳ về việc tham gia chương trình rà soát các biện pháp trợ cấp đối với năng lượng hoá thạch, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Trong bối cảnh như trên, năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng là những nguồn năng lượng tiềm năng, góp phần đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho các nền kinh tế. Nhu cầu ngày càng lớn của nhiều nền kinh tế trong khu vực về sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió đã được ghi nhận một cách rõ ràng bởi cả Chính phủ và các doanh nghiệp. Lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng truyền thống khác là nguồn cung sẵn có, dồi dào, có thể tái tạo, bền vững và thân thiện với môi trường, giá cả cạnh tranh nếu được sản xuất trên quy mô lớn.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chia sẻ, để có thể hiện thực hóa việc đưa năng lượng gió vào sản xuất và sử dụng phổ biến trên quy mô đại trà trong khu vực, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Năng lượng gió, do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và vị trí địa lý nên mang tính bất ổn cao; Chi phí đầu tư, duy tu, bảo dưỡng thiết bị còn cao và chưa phổ biến; Chuỗi cung ứng trên thị trường, phục vụ việc sản xuất nguyên liệu đầu vào và phát triển thương mại về năng lượng gió còn gặp nhiều bất cập; Tâm lý người tiêu dùng về tính ưu việt, thân thiện với môi trường của việc sử dụng năng lượng gió chưa được thuyết phục, v.v… Những nhân tố này đã và đang khiến cho việc áp dụng rộng rãi năng lượng gió còn gặp nhiều khó khăn trên bình diện thế giới nói chung và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
Nhằm giải quyết một cách hiệu quả những thách thức trên, việc các Chính phủ và khu vực tư nhân cùng chung tay hợp tác nhằm tháo gỡ những khó khăn, tối đa hoá hiệu quả của các chương trình đầu tư vào năng lượng gió là nhân tố quan trọng. Trong khi Chính phủ tăng cường đầu tư vào các chương trình quốc gia, xác định và thực thi các chiến lược, kế hoạch và chính sách khuyến khích việc sản xuất và phát triển năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng gió nói riêng, nhằm tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư nhiều hơn vào năng lượng gió, thì cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực đề xuất những sáng kiến của mình, chung tay với Chính phủ cả về mặt kỹ thuật, sáng tạo và đầu tư nguồn tài chính nhằm phát triển ngành năng lượng quan trọng này. Có như vậy, năng lượng gió sẽ sớm trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo thay thế hiệu quả, bền vững và ổn định.
Giáo sư Terry Surles, Chuyên gia Trưởng về Giải pháp cho Năng lượng sạch, Đại học Hawaii, Hoa Kỳ chia sẻ thông tin tại buổi Tọa đàm
Tại buổi Đối thoại, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp, cũng như các diễn giả và đại biểu quốc tế và Việt Nam đã có những phiên thảo luận bổ ích, trao đổi sôi nổi nhằm đưa ra những khuyến nghị thiết thực cho Chính phủ cũng như cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực về An ninh năng lượng. Các diễn giả cũng đã chia sẻ thông tin về tình hình chung và xu hướng phát triển năng lượng gió, đồng thời giới thiệu thêm một số thông tin về những thành tựu, lợi thế và khó khăn trong việc phát triển năng lượng gió trong khu vực APEC, cũng như phân tích sâu vào tính cần thiết của đối tác công tư cho phát triển năng lượng gió, tác động đối với kinh tế trong khu vực và trên thế giới, v.v...