Điểm báo MOIT tuần từ ngày 21/9 đến ngày 27/9/2015
Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Cá sấu Việt Phong (TP.HCM), đang trong những ngày tất bật chào những lô hàng đầu tiên gồm các mặt hàng túi xách, thắt lưng bằng da cá sấu với các đối tác tại thị trường Nga. Quan tâm thị trường Nga rất lâu nhưng đến nay bà Thanh mới mạnh dạn đưa hàng sang thị trường này nhờ “động lực” từ Hiệp định thương mại tự do liên minh Á - Âu.
Không chỉ doanh nghiệp Việt Nam chủ động tìm đường sang thị trường khu vực này, gần đây nhiều doanh nghiệp Nga cũng bắt đầu đến VN tìm kiếm đối tác. Theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa VN và Liên minh kinh tế Á - Âu từ năm 2016, ngay khi có hiệu lực, rất nhiều nhóm hàng từ VN nhập khẩu vào Nga được miễn thuế như giày thể thao, giày da tự nhiên; các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, đậu phụng; các loại hoa quả tươi hoặc sấy khô; đồ trang trí bằng mây tre đan; đặc biệt hầu hết sản phẩm may mặc, v.v...
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu khẳng định nhìn qua hiệp định này, ba ngành có lợi thế lớn nhất là thủy sản, dệt may và da giày. Nhưng không chỉ có vậy, việc cấm vận nhiều mặt hàng từ châu Âu vào Nga đã tạo ra một khoảng trống lớn về nguồn cung hàng hóa, đây là điều kiện rất thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Chỉ mất 10 ngày để có điện dùng
Báo điện tử Vietnamnet ngày 21/9/2015 đưa tin: . Theo đó, thời gian tiếp cận điện năng thuộc phần trách nhiệm của EVN sẽ giảm từ 18 ngày hiện nay xuống còn 10 ngày. Đây là một trong 10 chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam để đạt mức trung bình ASEAN-6 trong năm nay.
Công bố này được đưa ra trên cơ sở kết quả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện cấp điện cho khách hàng trong 7 tháng đầu năm nay. Theo đó, EVN đã có 4.072 khách hàng được cấp điện đấu nối lưới trung áp với tổng thời gian thực hiện các công việc của ngành điện chỉ còn 10,3 ngày.
Với công bố này, chỉ số tiếp cận điện năng có thể sẽ vượt mục tiêu mà Nghị quyết 19/NQ-CP ban hành ngày 12/3/2015 của Chính phủ đề ra. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu năm nay, thời gian tiếp cận điện năng phải giảm từ 70 ngày xuống 36 ngày, trong đó, EVN phải chịu trách nhiệm thực hiện 18 ngày và 18 ngày còn lại thuộc phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và khách hàng.
Việt Nam xuất siêu hơn 16 tỷ USD sang Mỹ
Báo Công an Nhân dân điện tử ngày 23/9/2015 cho biết: . Theo đó, thông tin từ Nạp Tiền 188bet , cho đến nay, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 21 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm các mặt hàng thủy sản, rau quả, cà phê, điều, thức ăn gia súc, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, túi xách, ví, vali, nguyên liệu dệt may, da giày, v.v... Trong đó, các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao như dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ, điện thoại và linh kiện. Về dệt may, xuất khẩu tháng 8 sang Mỹ đạt hơn 1 tỷ USD, nâng giá trị xuất khẩu 8 tháng năm 2015 ước đạt 7,3 tỷ USD.
Về mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 8 đạt 239 triệu USD, cộng dồn cả năm ước đạt 1,6 tỷ USD. Giày dép xuất khẩu tháng 8 đạt 359 triệu USD, tổng 8 tháng đạt 2,7 tỷ USD. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tháng 8 đạt khoảng 228 triệu USD, tổng 8 tháng ước đạt 1,7 tỷ USD. Về cán cân thương mại, 8 tháng nay, thặng dư thương mại Việt Nam - Mỹ ước đạt 16,5 tỷ USD.
Triển khai "Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015"
Bản tin thời sự 19h, VTV1, Đài truyền hình Việt Nam ngày 23/9/2015 đưa tin: . Theo đó, ngày 23/9 tại Hà Nội, Nạp Tiền 188bet đã công bố triển khai chương trình "Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015" trên quy mô toàn quốc với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam 2015.
Chương trình được tổ chức với mục tiêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng đến mọi đối tượng để người tiêu dùng nhận thức đúng chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, góp phần xây dựng thương hiệu và nhận diện hàng Việt.
Mục tiêu trong năm 2015, 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt biết đến Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tăng thị phần hàng Việt qua các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa lên trên 70%. Các hoạt động triển khai trong khuôn khổ Chương trình sẽ được thực hiện đồng thời tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27/9 - 4/10.
Thiết lập kênh phân phối đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Liên quan đến Tuần nhận diện thương hiệu Việt, ngày 27/9/2015, Vietnamplus đưa tin: . Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm "Tuần nhận diện hàng Việt 2015" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Nạp Tiền 188bet tổ chức sáng 27/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, Tuần nhận diện hàng Việt Nam chính là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá, đưa hàng Việt Nam chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.
Thông qua Chương trình Tuần nhận diện hàng Việt, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ được kết nối trực tiếp, qua đó hình thành mạng lưới phân phối hàng Việt vững chắc; người tiêu dùng sẽ được tiếp cận sản phẩm có chất lượng và nhà phân phối có điều kiện gặp gỡ doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, hình thành mạng lưới phân phối hàng Việt trên toàn quốc.
Thời cơ và thách thức
Là thông tin được đăng tải trên báo ngày 27/9/2015. Bài báo cho hay, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - một trong những trụ cột quan trọng của Cộng đồng chung ASEAN sẽ ra đời vào tháng 12/2015. Với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước, Hà Nội đứng trước những thời cơ và thách thức do AEC mang lại.
PGS.TS Hoa Hữu Lân - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội khẳng định, quá trình tham gia AEC sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội hợp tác xuất khẩu của doanh nghiệp Hà Nội. Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu với mức 89% hiện nay về mức 0%, là cơ hội cho doanh nghiệp có điều kiện giảm chi phí nhập khẩu, tăng giá trị xuất khẩu không chỉ trong thị trường ASEAN mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ theo công thức (FTA ASEAN+1+3+5...).