Thu hút hiệu quả FDI từ EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA chưa đạt được kỳ vọng
Dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam xuất hiện một số dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây… Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng, quy mô các dự án còn nhỏ, chất lượng chưa cao trong khi lợi thế từ Hiệp định EVFTA là rất lớn, còn nhiều tiềm năng để khai thác.
Theo thống kê của Nạp Tiền 188bet , năm 2022, EU có 146 dự án đầu tư được cấp mới tại Việt Nam. Mặc dù số các dự án mới có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 12 dự án) song, quy mô vốn lại tăng hơn. Theo đó, vốn đăng ký cấp mới trong năm 2022 đạt 15 tỷ USD, tăng 13 tỷ USD so với năm 2021. Tổng vốn đăng ký cũng đạt 24 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD so với năm 2021.
Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, chỉ có 11/26 nước EU ghi nhận tăng vốn đầu tư. Cụ thể, Đan Mạch tăgn 1.307 triệu USD, Pháp tăng 35 triệu USD, Lúc-xăm-bua tăng 34 triệu USD và Thụy Điển tăng 26 triệu USD. Trong số các nước EU có mức độ sụt giảm vốn đầu tư nhiều nhất phải kể đến Hà Lan, giảm 755 triệu USD, Đức giảm 27 triệu USD...
Trong lĩnh vực, 5 nhóm ngành hàng mà EU đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam có thể kể đến gồm nhóm ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; nhóm Bán buôn và bán lẻ; nhóm sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; nhóm hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Thông tin và truyền thông và nhóm giáo dục đào tạo.
Thực tế từ kết quả thực thi Hiệp định EVFTA cũng ghi nhận, các tỉnh thành địa phương trong cả nước vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với việc tận dụng lợi thế từ các FTA để thu hút vốn đầu tư nước ngoài về địa phương mình. Do vậy, các bộ, ngành cần triển khai để tăng cường hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI từ EU trong thời gian tới là tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến về EVFTA và EVIPA; cải cách thể chế; cải thiện chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh; hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn và tạo thuận lợi đầu tư; tập trung đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có được 6 cơ hội lớn nhờ EVFTA và EVIPA. Trong đó, đáng chú ý, những cam kết thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng quy mô FDI từ các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm thuế quan. Đồng thời, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do hiệp định này giúp cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN rộng lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về môi trường đầu tư, việc thực hiện EVFTA cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và việc thực thi EVIPA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh. EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng FTA tiếp theo vào Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng các dự án FDI. Điều này phù hợp với định hướng của Viêt Nam trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Chính phủ về thu hút FDI chất lượng cao.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút FDI, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng có nhiều biến động. Những lợi thế mà EVFTA mang lại chỉ là ngắn hạn khi các đối thủ chính trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Phillpines cũng đang tích cực đàm phán FTA với EU; trong khi đó, khối này hướng tới một FTA chung với cả khu vực ASEAN.
Ngoài ra, việc thực thi hiệp định còn dẫn tới những áp lực và chi phí liên quan tới cải cách thế chế, chính sách, hay thậm chí làm giảm "dòng chảy" FDI vào Việt Nam nhất là trong bối cảnh FDI toàn cầu đang suy giảm và có tính chọn lọc hơn.