Doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả những lợi thế mang lại từ Hiệp định EVFTA
Sau 3 năm triển khai EVFTA cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, quá trình thực thi vẫn bộc lộ một số khó khăn, tồn tại, nhất là vấn đề hiệu quả của việc tận dụng các FTA trong đó có Hiệp định EVFTA.
Cụ thể, về hiệu quả tận dụng các FTA, theo Nạp Tiền 188bet vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó cần khắc phục trong thời gian tới, gồm:
Thứ nhất, xuất khẩu sang các thị trường FTA lớn như EU, CPTPP (Canada và Mexico), Vương Quốc Anh dù tăng trưởng tích cực trong thời gian qua nhưng tỷ trọng các thị trường này còn tương đối khiêm tốn. Nhiều tỉnh thành trong cả nước, tỷ lệ tận dụng cũng như tiếp cận thị trường này chưa đến 10%. Ngoài ra, tỷ lệ tận dụng các ưu đãi từ FTA trong đó có Hiệp định EVFTA chưa đạt được như kỳ vọng. Chẳng hạn, tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong CPTPP mới chỉ đạt khoảng 5%, trong Hiệp định EVFTA mới đạt khoảng 26% và trong UKVFTA chỉ đạt khoảng gần 24%.
Thứ hai, các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng đa số trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam như giày dép, da giày, điện thoại, linh kiện, máy móc, thiết bị. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn thực hiện gia công hoặc xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm. Việc xây dựng và định vị thương hiệu cho các mặt hàng "Made in Việt Nam" tại thị trường khó tính như thị trường các nước FTA, trong đó đặc biệt là EVFTA chưa được quan tâm đúng mực...
Thứ ba, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường FTA trong đó có EVFTA còn khiêm tốn. Số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu nhìn chung thấp hơn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ tham gia được một số công đoạn của chuỗi cung ứng; khả năng đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn khá hạn chế. Nhất là trong bối cảnh, nhiều thị trường nhập khẩu ngày càng nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuât, hàng rào phi thuế quan; doanh nghiệp thiếu chủ động trong đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để hưởng ưu đãi.
Thứ tư, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô hoặc theo đơn đặt hàng gia công của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng thương hiệu xuất khẩu sang thị trường FTA, trong đó có EVFTA vẫn còn khá khiêm tốn và hạn chế.
Để vượt qua những khó khăn đó và phát huy tối đa lợi ích từ EVFTA, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về hướng dẫn của hiệp định, các tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU; nghiên cứu kỹ thị trường EU, thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người dân để cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm; tìm hiểu các cơ chế, cách thức tiếp cận các kênh/nhà phân phối hàng hóa tại EU, đặc biệt là các kênh thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trên trường quốc tế về các yếu tố: nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ và minh bạch thông tin.
Bên cạnh đó, chính phủ cần xây dựng chiến lược tổng thể để đưa ra những định hướng, kế hoạch, lộ trình cho các bộ, ngành và địa phương nhằm triển khai đầy đủ, kịp thời các cam kết của EVFTA; xây dựng những cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ những ngành hàng chịu sức ép cạnh tranh lớn khi thực thi hiệp định; xây dựng những chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn 2020-2022 ghi nhận tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021, chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang Đức đạt 8,97 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 2021.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Đức (Destatis), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Đức từ Việt Nam đạt 15,4 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2021. Sự chênh lệch này là do phương pháp thống kê và áp dụng quy tắc xuất xứ khác nhau. Một số mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sang Đức là máy ảnh, máy quay phim, linh kiện tăng 265,9%; đồ chơi, dụng cụ thể thao tăng 126%; giày dép tăng 53,8%; dệt may tăng 37%. Một số mặt hàng nông thủy sản tăng trưởng đều, trong đó thủy sản tăng 26,1%; rau quả tăng 8%; cà phê tăng 13,1%; chè tăng 14,6%.