Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hàng Việt được người dân châu Âu đón nhận

Trong hơn 3 năm thực thi, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, một số sản phẩm đã bắt đầu xây dựng được thương hiệu Việt và được người tiêu dùng đón nhận.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Nạp Tiền 188bet ), EVFTA là một trong những hiệp định có kim ngạch xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuộc loại cao nhất. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,1 tỷ USD. Hiệp định EVFTA được thực thi trong 3 năm qua đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng nông lâm sản nói riêng khi nhiều dòng thuế xuất khẩu vào thị trường này được xóa bỏ, giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với hàng từ một số quốc gia khác không có FTA với EU. EVFTA đã và đang tạo một “xa lộ” cho nông sản Việt vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.

Sai lầm khi đi mua hàng siêu thị

Lợi thế lớn nhất đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản chính là việc mở cửa thị trường, vì trong nhiều năm thì EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và cũng là những thị trường mà Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn. Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và EU đối với thị trường này cũng tăng đều qua các năm mặc dù có chịu tác động từ đại dịch Covid-19.

Đáng lưu ý, gạo chất lượng cao và gạo thơm là một trong những sản phẩm được thị trường EU ưa chuộng. Đơn cử như gạo Lộc Trời với thương hiệu Cơm Việt Nam Rice đã thành công "góp mặt" vào chuỗi siêu thị của Pháp; quả vải tươi của Việt Nam đến Czech và một số thị trường EU... Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã đặt được nền móng xuất khẩu gạo thương hiệu Việt trực tiếp sang châu Âu. Năm 2022, doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 500 tấn gạo “Cơm Việt Nam Rice” sang Pháp, Đức, Hà Lan.

Bên cạnh những mặt hàng nông lâm thủy sản phẩm mang tính chất truyền thống như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và một số mặt hàng lâm sản hoặc thủy sản, thì thời gian qua, nhờ EVFTA, doanh nghiệp cũng khai thác được thêm những lợi thế tuyệt đối với một số mặt hàng nông sản mới như rau củ quả. Mặt hàng này cũng có sự tăng trưởng đáng khích với kim ngạch xuất khẩu hơn 200 triệu USD vào năm 2022, giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp thứ 59 trên thế giới về rau củ quả đối với thị trường EU.

Theo giới chuyên gia, EU là một thị trường có những đòi hỏi, quy định rất khắt khe, những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, môi trường, xã hội, lao động... Đặc biệt, hàng hóa cần phải đồng nhất về chất lượng giữa các lô hàng mới giữ được uy tín của doanh nghiệp với đối tác nhập khẩu tại EU. Để phát triển được thương hiệu với thị trường EU, đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thật kỹ về thị trường, thấu hiểu văn hóa, xu hướng, nhu cầu sử dụng của thị trường.

Trên thực tế, Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu riêng là con đường không hề đơn giản, doanh nghiệp cần có chiến lược và hướng đi khác biệt. Nhưng khi có thương hiệu, sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế, doanh nghiệp như có “giấy thông hành” để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, bán được sản phẩm với giá trị cao hơn và từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu-châu Mỹ sẽ có những điều kiện thuận lợi, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với các đối tác thị trường châu Âu-châu Mỹ (CPTPP, Việt Nam-Chile, EVFTA, VN-EAEU FTA, UKFTA...) tiếp tục có tác động tích cực đối với thương mại, đầu tư và đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam;

Thị trường xuất khẩu chủ lực ở các nước khu vực châu Âu tuy có thể tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng dương (trừ Nga). Việc các nước phương tây (Âu Mỹ) duy trì hoặc tăng thêm lệnh trừng phạt với Nga; tiếp tục chiến lược kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc dẫn đến việc các nước này sẽ tăng cường tìm kiếm nguồn hàng thay thế, địa bàn đầu tư thay thế trong khi Việt Nam có thể là một lựa chọn ưu tiên về thế mạnh nông sản.

Đặc biệt, ông Tạ Hoàng Linh cho biết, cam kết của Việt Nam tại COP26 đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Do đó, việc hướng tới sản xuất sản phẩm xanh, bảo vệ môi trường sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai khi nhu cầu các sản phẩm này ở các nước khu vực châu Âu-châu Mỹ ngày một tăng khi các chính sách bảo vệ môi trường tại các nước ngày một chú trọng. 

Việt Nam sẽ nhận càng ngày càng nhiều hỗ trợ của các nước phát triển trong việc chuyển đổi năng lượng, thay đổi nền sản xuất hướng tới kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu dùng.

 


Tác giả: Anh Thư

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website