Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tận dụng EVFTA: Nghệ An khai thác lợi thế từ thị trường Đức

8 tháng đầu năm 2023: Tổng kim ngạch xuất khẩu Nghệ An sang Đức ước đạt 28,8 triệu USD. Nghệ An luôn coi trọng sự hợp tác phát triển với các đối tác đến từ châu Âu, trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì tỉnh Nghệ An vẫn chưa có doanh nghiệp nào của Đức đến đầu tư tại Nghệ An.

Thời gian qua, dù gặp những tác động bất lợi do tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, tỉnh Nghệ An đã nỗ lực vượt lên và đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Quy mô nền kinh tế hiện đứng thứ 10 toàn quốc. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 9,08%, đứng thứ 22 của cả nước; 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 5,79%. Tổng thu ngân sách năm 2022 đạt 21.805 tỷ đồng (tương đương gần 919 triệu USD); 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 8.489,4 tỷ đồng (tương đương gần 358 triệu USD).

Khai thác các thị trường tiềm năng tại EU với lợi thế từ Hiệp định ...

Năm 2022, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD, đứng trong tốp 10 cả nước; 6 tháng đầu năm 2023, thu hút FDI của tỉnh Nghệ An tiếp tục là điểm sáng, hiện đang xếp vị trí thứ 8/63 địa phương trong cả nước.

Nghệ An luôn coi trọng sự hợp tác phát triển với các đối tác đến từ châu Âu, trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì tỉnh Nghệ An vẫn chưa có doanh nghiệp nào của Đức đến đầu tư tại Nghệ An. 

Về xuất khẩu, năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Nghệ An sang Đức đạt 33.247 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu: Tôn thép các loại (18,48 triệu USD), hàng dệt may (13,1 triệu USD), hoa quả chế biến và nước hoa quả (1,43 triệu USD), đá ốp lát (55,8 ngàn USD), bật lửa gas (49 ngàn USD), gạo (41 ngàn USD), hạt phụ gia nhựa (12,6 ngàn USD); 8 tháng đầu năm 2023: Tổng kim ngạch xuất khẩu Nghệ An sang Đức ước đạt 28,8 triệu USD, các mặt hàng chủ yếu: Tôn thép các loại (23,5 triệu USD), hàng dệt may (4,7 triệu USD), hoa quả chế biến và nước hoa quả (223 ngàn USD), gạo (120 ngàn USD), đá ốp lát (89 ngàn USD), hạt phụ gia nhựa (30 ngàn USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (10 ngàn USD).

Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2022 đạt 1,49 triệu USD với các mặt hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (935 ngàn USD), thức ăn gia súc và nguyên liệu (555 ngàn USD). 8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,3 triệu USD, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (839 ngàn USD), thức ăn gia súc (234 ngàn USD), nguyên phụ liệu sản xuất (118 ngàn USD), thức ăn gia súc và nguyên liệu (111 ngàn USD), hóa chất (4,7 ngàn USD).

Hiện nay CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu; đồng thời Việt Nam cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Đức tại Đông Nam Á và đối tác lớn thứ 6 của Đức ở châu Á. Đức đóng vai trò tích cực trong quá trình đàm phán và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) tại EU.


Tác giả: Anh Thư

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website