Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

7 nhóm sản phẩm chịu tác động bởi thoả thuận xanh châu Âu

Tại hội thảo “Thỏa thuận xanh EU và Tác động tới xuất khẩu Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết” ngày 16/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, là thị trường có sức mua lớn nhất toàn cầu, EU từ trước đến nay luôn nằm trong tốp đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Dù bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, làm suy giảm tạm thời nhu cầu của thị trường này nhưng EU vẫn chứng tỏ là một thị trường đầy tiềm năng với Việt Nam, đặc biệt từ những cơ hội của hiệp định EVFTA. Năm 2022, thị trường EU chiếm tới 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng trưởng 16,7% so với năm 2021, cao hơn đáng kể so với mức tăng chung sang tất cả các thị trường là 10,5%. "Với vị trí như vậy, những động thái của EU trong chuyển đổi xanh chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới một bộ phận xuất khẩu của Việt Nam”, theo VCCI.

Trong khi đó, một khảo sát nhanh do VCCI thực hiện 8/2023 cho thấy, có tới 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe nói sơ qua tới EGD hoặc các chính sách xanh nổi bật của EU liên quan tới xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nhân, cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về EGD chỉ ở mức 4%, thấp hơn nhiều so với các nhóm tham gia khảo sát khác (8-12%).

Tuân thủ các quy định xanh của EU: Không để “nước đến chân mới nhảy” - Nhịp  sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

VCCI cho rằng, các chính sách xanh nói trên của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu Việt Nam theo các cách thức khác nhau, phổ biến nhất là làm gia tăng các tiêu chuẩn “xanh, bền vững” đối với hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó, các đòi hỏi tăng thêm về thủ tục khai báo thông tin, về trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu, hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về các khía cạnh “xanh, bền vững” của sản phẩm cho người tiêu dùng. Danh sách các chính sách xanh liên quan tới hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào EU sẽ còn tiếp tục được bổ sung cùng với tiến trình triển khai các mục tiêu trong Thỏa thuận xanh EU đến năm 2050, mà đặc biệt là trong giai đoạn từ nay tới 2030.

Tính tới thời điểm hiện tại, với những chính sách xanh trong EGD, các nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động mạnh nhất từ quá trình chuyển đổi xanh ở thị trường EU trong thời gian tới gồm 7 nhóm sản phẩm: điện, điện tử, công nghệ thông tin, máy móc thiết bị, linh kiện liên quan; nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ; thực phẩm các loại (đặc biệt là thực phẩm hữu cơ); dệt may, giày dép; các loại hóa chất, phân bón, pin, ắc quy; sắt thép, nhôm, xi măng; bao bì của các loại sản phẩm.

Thách thức mà EGD đặt ra với xuất khẩu Việt Nam trước hết nằm ở sự thay đổi, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hiệp hội và các chủ thể liên quan. Với tính chất là gói chính sách toàn diện và có lộ trình rất dài, EGD và các chính sách, biện pháp thực thi thỏa thuận này không chỉ nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất, mà còn liên tục phát triển qua thời gian. Đồng thời, không có một bộ các tiêu chuẩn xanh chung, không có một lộ trình chuyển đổi xanh thống nhất cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu sang EU.

Thỏa thuận xanh châu Âu tác động gì đến hàng hóa xuất khẩu sang EU?

Trong bối cảnh này, theo VCCI, việc tìm hiểu kỹ, theo dõi và thích ứng các chính sách trong khuôn khổ EGD liên quan đến sản phẩm của mình là đòi hỏi cấp bách với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam để duy trì hoạt động xuất khẩu bền vững sang thị trường EU nói riêng và nhiều thị trường khác cũng đang có những dịch chuyển theo hướng tương tự. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm để ứng phó với các tác động của EGD tới xuất khẩu Việt Nam là chủ động tìm hiểu về EGD để nhận biết, nắm bắt chính xác và thường xuyên cập nhật về các chính sách xanh cụ thể của EU có liên quan tới từng loại sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có sự chuẩn bị, đầu tư và hành động từ sớm, từ xa để dần thích ứng, và bảo đảm khả năng tuân thủ các yêu cầu bắt buộc khi EU áp dụng chính thức.

Thỏa thuận Xanh”- Triển vọng về nền kinh tế xanh

Ngoài ra các cơ quan Nhà nước, hiệp hội, tổ chức có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thích ứng với các tiêu chuẩn xanh EU này của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và chi tiết về các tiêu chuẩn xanh EU theo nhóm 5 sản phẩm cụ thể. Đồng thời, phối hợp với phía EU trao đổi về cách thức thực thi phù hợp, về các hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp Việt Nam, nếu có.


Tác giả: An San

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website