Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực trạng thực thi cam kết về môi trường trong các Hiệp định EVFTA

EVFTA là Hiệp định có mức độ cam kết sâu, rộng, liên quan tới nhiều vấn đề bên cạnh các lợi ích về kinh tế; trong đó khẳng định sự cam kết và đồng thuận của các bên trong việc bảo đảm thực thi các cam kết về môi trường và bảo đảm phát triển bền vững.

EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) là Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020; từ đó mở ra những cơ hội và triển vọng mới trong quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). “Các mục tiêu của Hiệp định này là tự do hóa và tạo thuận lợi thương mại và đầu tư giữa các Bên phù hợp với các quy định của Hiệp định này” (Điều 1.2 Chương 1). 

Các cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương quy định các thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU); trong đó Hiệp định đã dành riêng Chương 13 quy định về Thương mại và Phát triển bền vững (từ Điều 13.1 đến Điều 13.17). Mục tiêu của Chương này là thúc đẩy phát triển bền vững, ghi nhận thông qua việc thúc đẩy sự đóng góp của các lĩnh vực liên quan đến thương mại và đầu tư lên các vấn đề lao động và môi trường. Các cam kết và nghĩa vụ liên quan đến môi trường được thiết lập trong EVFTA nhằm tăng cường tính tương hỗ giữa chính sách về thương mại và môi trường, đảm bảo các hoạt động về thương mại, đầu tư sẽ không có tác động và ảnh hưởng tiêu cực tới các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cụ thể:

Khuyến khích mức độ bảo hộ cao đối với các lĩnh vực môi trường: Điều 13.2. Chương 13 quy định về quyền điều chỉnh và mức độ bảo vệ đã quy định: EU và Việt Nam sẽ công nhận các quyền tương ứng, bao gồm thiết lập mức độ bảo hộ trong nước phù hợp, đặc biệt khuyến khích mức độ bảo hộ cao đối với lĩnh vực môi trường và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Tuy nhiên, cam kết của các quy định này mới chỉ dừng lại ở mức độ “khuyến khích”, “nỗ lực”, cho phép các Bên tự thiết lập chính sách và thực thi quy định về bảo vệ môi trường. Đây cũng là cơ sở để quy định các nội dung có tính chất bắt buộc nhằm bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong mối quan hệ gắn kết với các lợi ích về phát triển kinh tế xã hội, từ đó cho phép các nhà đầu tư có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách khởi kiện khi cho rằng các chi phí thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường ở nước sở tại chưa bảo đảm sự cân bằng với chi phí trong phát triển kinh tế hàng hóa.

Để bảo đảm thực hiện cam kết này, Hiệp định quy định các Bên không được phép hoặc cho phép các Bên được giảm nhẹ hoặc miễn trừ hiệu lực pháp lý của các quy định pháp luật về môi trường để khuyến khích hoạt động thương mại và đầu tư giữa các bên theo định hướng “phát triển bằng mọi giá”. Đồng thời, không được phép áp dụng pháp luật môi trường theo cách thức gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc được sử dụng như một phương thức hạn chế thương mại trá hình (Điều 13.3.).

Quy định về môi trường trong EVFTA và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

Ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy thị trường các bon

EVFTA yêu cầu các Bên phải bảo đảm thực hiện điều ước đa phương liên quan đến biến đổi khí hậu bao gồm: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước UNFCCC năm 1997, Hiệp định Paris năm 2015 và tích cực hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải, thích ứng với khí hậu, phù hợp với Hiệp định Paris (Điều 13.6.1 EVFTA).

Bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nội dung trọng yếu của mảng pháp luật môi trường “màu xanh” – liên quan trực tiếp tới các vấn đề về bảo tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các Bên thừa nhận vai trò và tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học theo các điều ước quốc tế đa phương cốt lõi về vấn đề này bao gồm: Công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học năm 1992 (Công ước CBD năm 1992), Kế hoạch chiến lược về Đa dạng sinh học 2011-2020, Mục tiêu Đa dạng sinh học Aichi năm 2010, Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa năm 1973 (Công ước CITES) và các văn kiện quốc tế khác mà mình là thành viên.

Điều 13.17.2 EVFTA quy định các bên sẽ nỗ lực tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn gen với mục đích đúng đắn và sẽ không áp dụng các hạn chế đi ngược lại với mục tiêu của Công ước CBD năm 1992; đồng thời khuyến khích việc sử dụng bền vững và bảo tồn Đa dạng sinh học, trong đó có việc tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen, giảm thiểu việc buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã.

Quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sảnĐiều 13.8.1 EVFTA quy định các Bên công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng sẽ mang lại lợi ích cho các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Do đó, các Bên thống nhất đẩy mạnh quản lý tài nguyên rừng bền vững và đẩy mạnh hoạt động thương mại lâm sản, kiên quyết hợp tác đấu tranh chống lại tình trạng khai thác và buôn bán gỗ trái phép.

Chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Quản lý và phát triển thương mại nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản bền vững: Điều 13.9.1 EVFTA quy định các Bên công nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái biển, cũng như việc thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và có trách nhiệm trên cơ sở tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lí dài hạn, khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển quy định trong các điều ước quốc tế đa phương. Đồng thời, các Bên thúc đẩy việc hợp tác, tích cực tham gia đấu tranh chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); trao đổi thông tin về các biện pháp quản lý mới đối với nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm thủy sản có tác động đối với thương mại giữa các Bên, nhằm tiến tới thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, dựa trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Cơ chế tự nguyện thực hiện bảo vệ môi trường: Theo EVFTA, đây là nội dung bắt buộc thực hiện nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích các Bên sử dụng các cơ chế linh hoạt và tự nguyện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; tăng cường sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ liên quan… vào việc xây dựng các tiêu chí sử dụng để đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường theo cơ chế tự nguyện.


Tác giả: An Hạ

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website