Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình sản xuất và nhập khẩu gạo của Cuba

Kể từ khi Việt Nam thực hiện dự án phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ Cuba phát triển canh tác lúa qui mô hộ gia đình, sản lượng canh tác đạt được tăng năm sau cao hơn năm trước.

Trước khi có dự án, sản lượng gạo nộp cho nhà nước chỉ đạt từ 80-90 ngàn tấn. Năm 2014, theo tổng kết của Ban quản lý dự án, sản lượng gạo nộp cho Nhà nước đạt xấp xỉ 300 ngàn tấn.

Về diện tích canh tác, theo thống kê chính thức, hiện nay trên cả nước diện tích canh tác lúa đạt xấp xỉ 170 ngàn hecta, tương đương 3/4 tổng diện tích lúa của Cuba trong thập niên 80 của thế kỷ trước.

Mặt khác, những kết quả đạt được về sản lượng và diện tích mà chúng tôi đề cập ở trên là nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và dự án trong bối cảnh thiếu cân đối về tính hiệu quả của đầu tư trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Nhà nước và dự án cung cấp vật tư, máy móc… thì nông dân làm lúa, còn tổng chi phí đầu vào trên tổng lợi nhuận thu được thì chưa được tính toán kỹ lưỡng.

Về nhu cầu, mỗi năm Cuba cần khoảng 650 ngàn tấn gạo để phục vụ nhu cầu của 11,2 triệu dân và dự trữ. Đối chiếu với sản lượng đạt được khoảng 300 ngàn tấn gồm: 300 ngàn tấn nộp cho nhà nước và lượng gạo còn trong dân, thì sản xuất của Cuba đã đạt khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Tình hình sản xuất lúa gạo tại Cuba còn gặp một số khó khăn, trong đó có việc Cuba sản xuất chưa đáng kể vật tư nông nghiệp nên phải nhập khẩu từ bên ngoài (thông qua tín dụng) để phục vụ sản xuất và chưa có hệ thống bán buôn, bán lẻ chính thức để cung ứng vật tư nông nghiệp cho người nông dân, gây nên tình trạng thiếu vật tư phục vụ sản xuất, thất thoát vật tư của các dự án nhà nước.

Gạo là một trong những mặt hàng chính được Nhà nước cung cấp theo chế độ bao cấp. Gạo nhập từ Việt Nam phân phối cho dân với định mức 5 lb (2,25 kg)/người/tháng với giá 0,25 Peso/lb (qui đổi 1 USD mua được khoảng 44,5kg) và thêm 2 lb/người/tháng với giá 0,90 Peso/lb. Ngoài ra, người dân có thể mua gạo tại các chợ hàng nông sản, được bán tự do với giá xấp xỉ 5 peso/lb. Người dân có điều kiện kinh tế khá có thể mua gạo chất lượng cao nhập từ Mexico, Tây Ban Nha, Italy... trong các cửa hàng chỉ bán bằng đồng CUC với giá giao động từ 1,9 đến 2,5 CUC/1 kg (1USD = 0,87 CUC). Với thu nhập lương tháng của người dân khoảng 300-500 peso/tháng (tương đương 12-20 USD/tháng), các loại gạo này kén người tiêu dùng.

Như vậy, mỗi năm Cuba dự kiến vẫn cần nhập khẩu khoảng 350 ngàn tấn gạo. Trong Biên bản Kỳ 32 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Cuba, hai Bên đã thỏa thuận việc mua bán 200 ngàn tấn gạo theo diện tín dụng Chính phủ và 100 ngàn tấn diện thương mại cho năm 2015.

Thực tế cho thấy, việc giao gạo theo hợp đồng chính phủ luôn được thực hiện đầy đủ và Cuba là thị trường xuất khẩu tập trung. Đối với 100 ngàn tấn diện thương mại, lượng gạo Cuba mua thực tế phụ thuộc vào sản lượng lúa gạo sản xuất tại Cuba, cũng như cân đối giá gạo và chi phí vận tải từ một số nước khác, nhất là những nước cung cấp tín dụng chính phủ cho Cuba.

Tình hình giao gạo năm 2014 như sau: ta đã giao xong 200.000 tấn gạo theo Hợp đồng Chính phủ vào tháng 7 năm 2014. Đối với hợp đồng doanh nghiệp, Vinafood1 đã ký hợp đồng xuất bán 68.000 tấn, trong đó đã giao 14.500 tấn trong tháng 7 năm 2014 và đã giao đủ 29.000 tấn của hợp đồng thương mại năm 2013 chuyển sang.

Bộ Nông nghiệp Cuba cho biết, mục tiêu của Cuba là năm 2016 đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước.

Cuba coi trọng vấn đề an ninh lương thực và coi đó là yếu tố quan trọng đối với an ninh quốc gia. Theo đó, Cuba dự kiến đầu tư khoảng 400 triệu USD đề phát triển sản xuất nông nghiệp cho giai đoạn từ nay tới năm 2020. Riêng đối với sản xuất lúa, Chính phủ Cuba có chính sách khuyến khích sản xuất, không chỉ tập trung hỗ trợ những hộ nông dân trong dự án, mà còn đối với các hộ và diện tích sản xuất ngoài dự án Việt Nam-Cuba.

Trong thời gian qua, Nhà nước Cuba (Hội đồng Nhà nước) đã ban hành Pháp lệnh 259 và Pháp lệnh 300 về vấn đề giao đất cho nông dân, theo đó Nhà nước có các cơ chế ưu đãi, tạo thuận lợi cho người nông dân phát triển sản xuất trên mảnh đất được giao. Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn để mua vật tư phân bón, máy móc, thuốc bảo vệ thực vật, chi trả tiền thuê nhân công cấy hái,v.v…

Nhà nước duy trì công tác quản lý, kiểm soát trên có sở kế hoạch hóa đối với hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm, cũng như quản lý tập trung đối với những phương tiện sản xuất cơ bản.

Mục tiêu của Cuba trong thời gian tới là phát triển diện tích trồng lúa trên cả nước lên từ 200 đến 250 ngàn hecta. Việc phấn đấu tăng đồng thời cả diện tích và năng suất là công việc khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, trong bối ảnh Cuba có những khó khăn về cơ sở hạ tầng nông nghiệp và thiếu nhân công. Bởi vậy, hiện nay Chính phủ Cuba đang khuyến khích thành lập các liên doanh sản xuất lúa gạo tại Cuba với các đối tác nước ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.


Tin nổi bật

Liên kết website