Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ, một năm nhìn lại

Năm 2014 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay từ những ngày đầu năm, Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại giữa hai nước đã được tổ chức thành công tại thủ đô An-ka-ra.

Tại kỳ họp, hai bên vui mừng nhận thấy mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều 1,0 tỉ USD đặt ra từ Kỳ họp trước đã được hoàn thành. Trên cơ sở nỗ lực của các bên, của cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên mức 3,0 tỉ USD vào cuối năm 2016.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Phó Thủ tướng Bülent Arinç chủ trì lễ khai mạc Kỳ họp

Nhân dịp Kỳ họp lần thứ 6, ngày 15/01, được sự ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci đã ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư song phương. Mới đây, hai nước cũng đã ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và đang tiếp tục đàm phán để có thể sớm ký các Hiệp định khác, trong đó có Hiệp định Hàng không, Hiệp định hợp tác hải quan, Hiệp định Hàng hải… và một số Biên bản ghi nhớ (MOU), góp phần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư

Quan hệ thương mại Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt mốc 1,0 tỉ USD tăng 29% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,104 tỷ USD tăng 28%, nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 101,7 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 26 nước mà xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1,0 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2014. Về cơ cấu hàng hóa, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 67 mặt hàng và nhóm hàng các loại từ Việt Nam, gồm hầu hết các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của nước ta như hàng công nghiệp, sản phẩm chế biến, chế tạo, nông lâm thủy sản,v.v…

Trao đổi thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trong 9 tháng 2014

Đơn vị tính: USD

STT

Việt Nam  xuất khẩu

Kim ngạch

Việt Nam nhập khẩu

Kim ngạch

1

Điện thoại di động và linh kiện

518.926.239

Vải

  22.662.845

2

Sợi các loại

   182.916.885

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

  14.917.973

3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

84.532.565

Sữa & sản phẩm sữa

13.231.432

4

Vải

40.430.487

Tân dược

7.681.405

5

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

 28.534.217

Quặng và khoáng sản khác

 6.331.109

6

Cao su

 26.067.679

Nguyên phụ liệu dệt may, giầy da

5.961.279

7

Sản phấm sắt thép

     20.851.377

Hàng hoá khác

 5.443.431

8

Giày dép các loại

  20.685.890

Đá thuộc chương 25

  3.815.358

9

Sản phẩm đá thuộc chương 68

    12.546.543

Sản phẩm chất dẻo

 2.138.583

10

Sản phẩm dệt may

  11.634.057

Hoá chất

 2.033.049

11

Sữa & sản phẩm sữa

11.421.532

Hàng điện, điện lạnh gia dụng khác và linh kiện

1.472.159

12

Hạt điều

  9.749.868

Nguyên phụ liệu thuốc lá

1.340.147

13

Gỗ

  9.362.581

Sản phẩm từ cao su

1.204.605

14

Hạt Tiêu

 9.174.513

Dây điện & dây cáp điện

1.067.913

15

Sản phẩm chất dẻo

 8.401.223

Sản phẩm khác

  14.876.088

16

Linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi

7.421.095

 

17

Hợp kim thuộc mã HS 7202

7.115.959

18

Chất dẻo nguyên liệu

6.013.738

19

Sắt thép các loại

5.861.755

20

Hàng thủy sản

 5.675.871

21

Sản phẩm hoá chất

  5.175.924

22

Sản phẩm gỗ

 5.115.777

 

Sản phẩm khác

66.305.215

Tổng kim ngạch XK

1.103.920.988

Tổng kim ngạch NK

101.717.406

Tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều:  1.205.638.394 USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm: điện thoại di động và linh kiện, sợi các loại, máy vi tính và sản phẩm điện tử, vải, máy móc, thiết bị và phụ tùng, cao su, sản phẩm sắt thép, giày dép các loại, sản phẩm đá, hàng dệt may, sữa và sản phẩm sữa, hạt điều, gỗ, hạt tiêu. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ một số mặt hàng chính như: vải, máy móc, sữa, tân dược, quặng, nguyên phụ liệu dệt may, giầy da, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, hàng điện gia dụng,v.v…

Một điểm đáng chú ý là những năm gần đây đặc biệt là trong 9 tháng năm 2014, trong quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam xuất siêu với trị giá khá lớn. Lý do chính là do hàng hóa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn về chi phí sản xuất, giá nhân công và nguồn nguyên liệu, thêm vào đó là công tác xúc tiến thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai một cách hiệu quả. Hàng năm, nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác.

Trong khi đó, 2014 mới là năm đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức Triển lãm sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam. Chương trình được Bộ Kinh tế nước này quan tâm và coi đây là hoạt động ưu tiên trong chính sách phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam. Triển lãm đã góp phần tạo cầu nối kinh tế và văn hóa, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. Tham gia Triển lãm có hơn 50 doanh nghiệp, tập đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc nhiều lĩnh vực sản phẩm khác nhau với cơ cấu ngành hàng đa dạng, từ máy móc thiết bị tới hàng gia dụng, sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, thiết bị điện, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm nhựa công nghiệp, nhựa gia dụng, dệt may, đồ lưu niệm,v.v...

Triển vọng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

Với nền tảng quan hệ chính trị, ngoại giao ngày càng được củng cố vững chắc thông qua các chuyến thăm các cấp được tổ chức thường xuyên giữa hai nước, khung pháp lý cho các hoạt động hợp tác đang được tích cực hoàn thiện nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ, mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại song phương 3,0 tỉ USD chắc chắn sẽ sớm được thực hiện.

Để tận dụng được thời cơ trên, bên cạnh thương mại hàng hóa thông thường, các doanh nghiệp hai nước cần tăng cường tiếp xúc, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hợp tác phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững, tiến tới có thể chia sẻ các hợp đồng sản xuất, gia công sản phẩm đặc biệt là trong các ngành mà cả Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đều có thế mạnh như sản xuất các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu ngành, dệt may, giầy da, hóa chất, chất dẻo tổng hợp,v.v...


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website