Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình sản xuất và tiêu dùng sắn tại Cuba

Cuba có nhiệt độ trung bình năm 24,5ºC, rất thuận lợi cho các cây lương thực nhiệt đới như sắn phát triển. Trong những năm gần đây, ngoài vụ chính từ tháng 11 đến tháng 02 hàng năm, sắn được trồng quanh năm tại Cuba, đáp ứng nhu cầu sử dụng sắn tươi của nhân dân cả nước.

Hiện nay, diện tích trồng sắn trên toàn Cuba đạt 85.890 ha. Trong những năm gần đây, sản lượng sắn hàng năm có xu thế tăng dần với mức tăng sản lượng bình quân xấp xỉ 15% và năng suất bình quân đạt từ 5,8-6tấn/1ha. Cuba hiện có khoảng 50 giống sắn các loại, là kết quả của quá trình nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc nhằm tìm ra giống phù hợp nhất với thổ nhưỡng của Cuba, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, sai củ, kích thước củ lớn, cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Trong đó, có một số giống sắn của Cuba cho năng suất từ 17-20 tấn/ 1 ha, mặc dù chưa được canh tác đại trà do đặc tính chưa ổn định, có thể gây rủi ro cho mùa vụ.

Canh tác sắn tại Cuba chủ yếu theo 2 hình thức: 1) Canh tác tập trung tại các nông trường quốc doanh với đầy đủ hỗ trợ, bao cấp về vật tư máy móc từ Nhà nước. Hình thức canh tác này đảm bảo về sản lượng nộp cho Nhà nước, nhưng đôi khi chưa hiệu quả do không cân đối chặt chẽ hiệu quả kinh tế giữa mức độ đầu tư và giá trị sản lượng đạt được; 2) Canh tác nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng tại những khu vực nông thôn, vùng núi nơi mà diện tích canh tác hẹp, không thể áp dụng hình thức quảng canh.

Sản lượng sắn Cuba sản suất ước tính chiếm 0,25% tổng sản lượng toàn thế giới. Với sản lượng đạt được hiện nay, Cuba được xếp hạng thứ 37 trong số các quốc gia canh tác sắn trên toàn thế giới.

Sản lượng sắn tươi của Cuba trong 6 năm trở lại đây như sau:

Năm

Sản lượng (Đơn vị: tấn)

2009

315.784

2010

405.896

2011

485.708

2012

465.784

2013

505.600

2014 (ước tính)

550.000

Nguồn: - Bộ Nông nghiệp Cuba;

- Nghiên cứu của Thương vụ Cuba.

Theo Bộ Nông nghiệp Cuba, nhu cầu tiêu thụ sắn hàng năm của của Cuba khoảng 550- 600 ngàn tấn, trong đó phần lớn là sắn tươi cho người. Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp Cuba áp dụng chính sách thúc đẩy trồng sắn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dùng sắn làm thức ăn chăn nuôi, thay thế nhập khẩu cám chăn nuôi thông qua nguồn sắn tự sản xuất trong nước và bổ sung một phần nguồn thức ăn chăn nuôi mà từ trước đến nay được chế biến từ ngô nhằm tiết kiệm ngân sách do giá thành sắn trên thị trường thấp hơn giá ngô. Mặc dù chưa nhiều, những năm gần đây Cuba có xu hướng đưa sắn vào chế biến công nghiệp, trong đó có sản xuất cồn, rượu, làm phụ gia cho công nghiệp giấy, v.v…

Sắn là một trong các loại lương thực quan trọng của người dân Cuba. Ngoài các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai tây, khoai lang, lạc… sắn được người dân Cuba ăn hàng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Sắn là món ăn tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực của quốc gia này. Tuy nhiên, người dân Cuba sử dụng sắn tươi là chủ yếu để chế biến các món ăn, một lượng nhỏ sắn khô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, hầu như không có hoặc rất ít nhu cầu sử dụng tinh bột sắn.

Trong khu vực châu Mỹ, Cuba đứng thứ 3 trong số 7 nước canh tác nhiều sắn nhất, theo thứ tự như sau: Bra-zil, Co-lom-bia, Cu-ba, Hai-ti, Pa-ra-guay, Pe-ru và Ve-ne-zue-la. Có những năm, sản lượng sắn do 7 nước nói trên sản xuất chiếm tới 95% tổng sản lượng cả khu vực. Ở Trung Mỹ và Ca-ri-bê, Cuba là quốc gia có diện tích trồng sắn lớn nhất, tiếp theo là các nước Cos-ta Ri-ca với 20.000 ha, Cộng hòa Do-mi-ni-ca 16.000 ha, Ni-ca-ra-gua 12.000 ha, v.v...

Như đề cập ở trên, tập quán của người dân Cuba sử dụng sắn tươi là chủ yếu, tinh bột sắn và sản phẩm từ sắn ít có mặt trên thị trường và Cuba chưa có tập quán sử dụng. Trên thực tế, Cuba có khả năng sản xuất sắn đảm bảo nhu cầu thị trường nội địa.

Về chủ trương, Chính phủ Cuba đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp Cuba nghiên cứu, phát triển các cây lương thực có thế mạnh, trong đó có cây sắn, góp phần giảm nhập khẩu và hướng tới tự túc lương thực. Bộ Nông nghiệp Cuba đã có kế hoạch tập huấn và phổ biến kỹ thuật canh tác tới người nông dân, nghiên cứu và cung cấp thêm các giống mới có chất lượng cao cho các hợp tác xã và người nông dân.

Mặc dù hiện tại Cuba chưa có nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn, ngoại trừ một số sản phẩm ngũ cốc bánh kẹo có sử dụng bột sắn làm nguyên liệu, đã qua chế biến công nghiệp, được xuất khẩu vào thị trường Cuba dưới dạng thành phẩm thông qua các doanh nghiệp đối tác nước ngoài, nhưng với việc giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới thường xuyên biến động, Cuba cần phải xem xét nhập khẩu tinh bột sắn vào thời điểm bất kỳ để phục vụ nhu cầu trong nước là khả năng có thể xảy ra. Khi ấy, các doanh nghiệp của Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn sang thị trường đầy tiềm năng này.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website