Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Ăng-gô-la

Cộng hoà dân chủ Ăng-gô-la (Angola) nằm ở phía Tây Nam của Châu Phi, giáp với Cộng hoà dân chủ Công-gô, Cộng hoà Công-gô, Na-mi-bi-a và Dăm-bi-a.

Với thủ đô là Luanda, Ăng-gô-la có diện tích 1.246.700 km2, dân số 18,6 triệu người (T7/2013). Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo gồm có tín ngưỡng bản địa chiếm 47%, Tin Lành 15%, Thiên chúa giáo 38%. Đơn vị tiền tệ là đồng kwanza, 1 USD = 96,2 kwanza (2013). Chế độ chính trị của Ăng-gô-la là Cộng hòa Tổng thống.

Nền kinh tế Ăng-gô-la đang từng bước được tái thiết sau 27 năm nội chiến, tốc độ tăng trưởng cao, và lạm phát được được kiểm soát (từ 325% năm 2000 xuống còn 14% năm 2011). GDP năm 2012 đạt 118 tỷ USD, tăng trưởng 8,4%. GDP bình quân đầu người là 6.500 USD.

Nền kinh tế đất nước chủ yếu dựa vào sản xuất dầu mỏ. Ngoài ra, Ăng-gô-la cũng sở hữu nhiều mỏ vàng, kim cương, sắt, phốt phất, bôxít và uranium.

Công nghiệp chiếm 65,8% GDP của Ăng-gô-la, với nhiều ngành khác nhau, trong đó khai khoáng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Ăng-gô-la là dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, phốt phất, boxít, uranium, ximăng, các kim loại cơ bản, chế biến cá và thức ăn, thuốc lá, đường, dệt may, sửa chữa tàu, v.v... Trong đó dầu lửa chiếm tới 90% giá trị xuất khẩu của Ăng-gô-la.

Nông nghiệp thu hút tới 85% lao động nhưng chỉ đóng góp khoảng 9,6% vào GDP của Ăng-gô-la, và hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu một nửa lượng lương thực phục vụ cho nhân dân. Ăng-gô-la sản xuất các loại nông sản chính như chuối, mía, cà phê, xi đan, ngô, bông, sắn, thuốc lá, rau, lâm sản, hải sản, cây mã đề, vật nuôi, v.v…

Lĩnh vực dịch vụ của Ăng-gô-la khá phát triển, chiếm 24,6% GDP.

Về ngoại thương, năm 2012, Ăng-gô-la xuất khẩu khoảng 69,26 tỷ USD (f.o.b) gồm các mặt hàng chính như dầu thô, kim cương, sản phẩm dầu tinh chế, khí gaz, cà phê, xi đan, cá và hải sản, sợi bông... Thị trường xuất khẩu chính của Ăng-gô-la gồm Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nam Phi.

Năm 2012, Ăng-gô-la nhập khẩu khoảng 22,86 tỷ USD (f.o.b) các mặt hàng như máy móc thiết bị, hoá chất, sản phẩm xăng dầu, thiết bị khoa học, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ quân dụng, v.v... Thị trường nhập khẩu của Ăng-gô-la gồm: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi, Braxin, Nhật Bản và Pháp.

Trao đổi thương mại Việt Nam - Ăng-gô-la

Việt Nam và Ăng-gô-la lập quan hệ ngoại giao ngày 12/11/1975. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước rất tốt đẹp. Việt Nam và Ăng-gô-la đã lập Đại sứ quán thường trú tại thủ đô của nhau và trao đổi nhiều đoàn cấp cao.

Hai nước cũng đã ký nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác trong đó có Hiệp định Thương mại, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực Dầu lửa và Khí đốt… và đang xem xét khả năng ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Ăng-gô-la là cộng đồng Việt kiều đông nhất ở Châu Phi, khoảng trên 30.000 người (năm 2013), bao gồm các chuyên gia y tế, giáo dục, con em chuyên gia, người thân, lao động tự do.

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, tính đến hết tháng 12/2012, đã có 6 dự án đầu tư của Việt Nam vào Ăng-gô-la trong các lĩnh vực sản xuất tấm lợp, xe gắn máy, hàng may mặc, điện tử, điện lạnh, đồ uống đóng chai, với tổng giá trị 5,3 triệu đô-la Mỹ.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ăn-gô-la giai đoạn từ 2007 – 6T/2013

ĐVT: triệu USD

Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2008

156

152

4,00

2009

90

88,77

1,56

2010

116

110,8

4,7

2011

74,1

68,8

5,3

2012

125,2

115,8

9,4

6T/2013

73,33

67,93

5,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về trao đổi thương mại, kể từ sau khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Ăng-gô-la được ký lại năm 2008, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có sự phát triển tích cực. Năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 115 triệu đô-la Mỹ, tăng hơn gần 70% so với năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chính là gạo, đạt trên 54 triệu đô-la Mỹ, chiếm khoảng 50%, tiếp theo là hàng dệt may đạt 14,4 triệu đô-la Mỹ, phân NPK đạt 9,4 triệu đô-la Mỹ. Có thể thấy tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng khác sang Ăng-gô-la còn rất lớn, sau gạo thì các mặt hàng xuất khẩu khác mới chỉ chiếm kim ngạch khá thấp và không ổn định.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Ăng-gô-la năm 2012

 

Tên mặt hàng

Trị giá (USD)

Gạo

54.639.602

Sản phẩm dệt, may

14.463.711

Hàng hóa khác

24.825.874

Phân NPK

9.365.556

Điện thoại các loại và linh kiện

2.988.046

Phân SA

1.622.225

Sắt thép loại khác

665.524

Sữa và sản phẩm từ sữa

1.597.120

Phân bón loại khác

540.000

Sản phẩm từ kim loại thường

2.428.678

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

238.415

Hàng thủy sản

1.865.350

Linh kiện và phụ tùng xe máy

199.845

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

194.555

Giấy các loại

135.727

Tổng

115.770.228

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ăng-gô-la năm 2012 đạt 9,4 triệu đô-la Mỹ, tăng hơn 70% so với năm 2011. Các mặt hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào sắt thép phế liệu và gỗ. Trong khi đó Ăng-gô-la còn nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh khác như dầu thô, khí hoá lỏng, quặng kim loại, kim cương, v.v…

Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ăng-gô-la đạt 67,93 triệu USD, với các mặt hàng chính là gạo (39 triệu USD), sản phẩm dệt may (6,17 triệu USD), clanhke (4,9 triệu USD), phân NPK (3,69 triệu USD), nước uống đóng chai (1,8 triệu USD), sản phẩm kim loại thường (1,1 triệu USD), dao cạo và lưỡi dao cạo (1,1 triệu USD), sữa và sản phẩm sữa (1 triệu USD), hàng hải sản (1 triệu USD), v.v… Về nhập khẩu, kim ngạch đạt 5,4 triệu USD trong đó sắt thép phế liệu chiếm tới 5,39 triệu USD.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Ăng-gô-la

Gạo: Gạo là loại lương thực chỉ xếp thứ 3 ở Ăng-gô-la về nhu cầu tiêu thụ, sau ngô và lúa mì. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ gạo tăng mạnh trong những năm gần đây do thay đổi trong khẩu phần ăn của người dân. Nếu những năm 60 của thế kỷ trước, nhu cầu tiêu thụ trong nước về gạo của Ăng-gô-la chỉ chưa dưới 20.000 tấn/năm thì năm 2011 nhu cầu tiêu thụ gạo gần 270.000 tấn. Diện tích trồng lúa gạo những năm gần đây giảm chỉ còn 13.000 hecta, so với diện tích 25.000 hecta vào thời điểm cao nhất. Cùng với trình độ canh tác lạc hậu, sản lượng lúa gạo sản xuất trong nước giảm chỉ còn 9.000 tấn.

Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, mỗi năm, Ăng-gô-la phải nhập khẩu 260.000 tấn gạo. Gạo tiêu thụ tại Ăng-gô-la chủ yếu là gạo trắng, nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam. Gạo là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ăng-gô-la thời gian gần đây. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 54,63 triệu đô-la Mỹ, chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Điều đặc biệt là cộng đồng người Việt ở Ăng-gô-la hiện gần 10.000 người, tạo nên đối tượng tiêu thụ khá lớn đối với mặt hàng gạo từ Việt Nam.

Hàng dệt may: Do ngành sản xuất dệt may của Ăng-gô-la còn chưa phát triển nên nước này mỗi năm phải nhập khẩu một lượng lớn quần áo. Thời gian qua, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước thâm nhập và đã có chỗ đứng trên thị trường với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2012, giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Ăng-gô-la đạt 14,4 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 6,17 triệu USD, đứng thứ hai về kim ngạch sau mặt hàng gạo.

Phân bón: Đây cũng là mặt hàng mà Ăng-gô-la có nhu cầu nhập khẩu cao để phục vụ các chương trình phát triển nông nghiệp. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân NPK của Việt Nam sang thị trường này đạt 9,3 triệu USD và phân SA đạt 1,6 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu phân NPK đã tăng lên 3,69 triệu USD.

Vật liệu xây dựng: Nhằm phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, Ăng-gô-la cần nhập khẩu nhiều loại vật liệu xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm kim loại của Việt Nam sang thị trường này đạt hơn 3 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2013, riêng mặt hàng clanhke đã có kim ngạch xuất khẩu 4,9 triệu USD.

Địa chỉ hữu ích

a) Đại sứ quán Việt Nam tại Ăng-gô-la

Địa chỉ: Via AL4, Lotes Nº4-5, Talatona-Luanda Sul, Luanda, Angola

Điện thoại : Tổng đài (+244) 222. 010697 – 222. 010698

Fax: (+244) 222. 010696

E-mail: [email protected] [email protected]

Web-site:

b) Đại sứ quán Ăng-gô-la tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Ngõ 9, Phố Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội

Tel: (84) 4 6258 3556; Fax: (84) 4 6258 3504.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website