Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông phát triển nhanh
Vài nét về khu vực Trung Đông
Ngoại trừ I-xra-en, đa số các nước còn lại theo đạo Hồi. Trung Đông là nơi tập trung 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Với dân số khoảng 300 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao trên thế giới, Trung Đông được coi là thị trường có sức mua lớn và khả năng thanh toán cao.
Do đặc điểm tự nhiên, đồng thời do cơ cấu kinh tế của nhiều nước Trung Đông phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dầu khí, nên các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất nông nghiệp tại đây chưa phát triển. Các nước Trung Đông có nhu cầu lớn đối với hàng hóa tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng (lương thực, thực phẩm, dệt may, giày dép, sản phẩm điện, điện tử gia dụng), vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, v.v…
Những năm gần đây, ngoại trừ I-ran đang có tình hình chính trị đối ngoại diễn biến nhạy cảm, Xy-ri đang có nội chiến, phần lớn các nước còn lại tại khu vực Trung Đông đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đa dạng hóa, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đầu tư mạnh mẽ vào hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm kinh tế, thương mại, tiếp tục phát triển khu vực kinh tế tư nhân, mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.
Một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, UAE, I-xra-en đang hướng về phía Đông để tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển nguồn vốn, tránh biến động tài chính và phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ và Tây Âu. Đây là những cơ hội lớn để Việt Nam tranh thủ tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực.
Khu vực Trung Đông ít chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng Euro. Năm 2012, nền kinh tế của nhiều nước tại khu vực tăng truởng khả quan. GDP của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 2,2%, Ả-rập Xê-út tăng 6,8%, I-rắc tăng 8,4%, I-xra-en tăng 3,1%, UAE tăng 3,9%, Cô-oét tăng 5,1%. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, I-xra-en tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với phần lớn các nước trong khu vực Trung Đông tiếp tục phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông
Việt Nam có quan hệ thương mại với tất cả các nước trong khu vực. Trong chính sách hướng đông của các nước Trung Đông, Việt Nam đang trở thành địa chỉ thu hút sự quan tâm của các nước ở khu vực này. Việt Nam và các nước Trung Đông đang đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, công nghiệp và dầu khí.
Việt Nam và các nước Trung Đông đã tạo dựng được khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác. Các cơ chế hợp tác chính thức như hoạt động của các Ủy ban hỗn hợp, hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, hợp tác giữa các tổ chức xúc tiến thương mại đang được hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác. Một số Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả gồm có: Ủy ban liên Chính phủ với UAE, I-rắc; Ủy ban hỗn hợp với Thổ Nhĩ Kỳ, Ô-man, Ca-ta, Cô-oét, Ả-rập Xê-út, I-ran.
Hiện nay, 10 trong số 15 nước Trung Đông là thành viên của WTO (ngoại trừ I-ran, Y-ê-men, I-rắc, Xi-ry, Li-băng). Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước này chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý trong khuôn khổ WTO. Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật với 12/16 nước trong khu vực; ký hiệp định thương mại với 11 nước (Giooc-đa-ni, Cô-oét, I-rắc, I-ran, I-xra-en, Li-băng, Ô-man, Pa-let-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ry, Y-ê-men); ký Nghị định thư về hợp tác dầu khí và các ngành khoáng sản với Ả-rập Xê-út.
Thời gian qua, Việt Nam và các nước Trung Đông đã trao đổi một số đoàn cấp cao, cấp Bộ, ngành và đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tham dự hội chợ triển lãm, hội thảo doanh nghiệp. Qua các chuyến thăm, hai Bên đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương và trao đổi các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh hợp tác; ký kết một số văn kiện hợp tác.
Một số đoàn cấp cao của Việt Nam thăm Trung Đông gồm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm UAE tháng 2/2009, thăm Cô-oét và Ca-ta tháng 3/2009; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm A-rập Xê-út tháng 4/2010; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Ca-ta và Thổ Nhĩ Kỳ tháng 6/2010; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm UAE tháng 3/2012.
Một số đoàn Trung Đông sang thăm và làm việc tại Việt Nam trong thời gian qua gồm có: Bộ trưởng Dầu mỏ và Thông tin Cô-oét thăm Việt Nam tháng 4/2008 và tháng 9/2010; Bộ trưởng Công Thương Cô-oét sang Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ nhất UBHH giữa hai nước tháng 12/2009; Quốc vụ khanh phụ trách Hợp tác quốc tế kiêm Quyền Bộ trưởng Bộ Kinh doanh và Thương mại Ca-ta thăm Việt Nam tháng 3/2010; Bộ trưởng Kinh tế UAE sang Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – UAE tháng 11/2010; Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ô-man sang Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ nhất UBHH giữa hai nước tháng 01/2011; Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh Thổ Nhĩ Kỳ Bülent Arinç sang Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ năm UBHH giữa hai nước tháng 02/2011; Bộ trưởng Công thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Ả-rập Xê-út sang thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 3/2011; Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Ca-ta sang thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 4/2013.
Trao đổi thương mại
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông tăng mạnh trong ba năm qua. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,31 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Trung Đông đạt 1,65 tỷ USD, tăng 44,7% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5,17 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,54 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,67 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,19 tỷ USD, tăng 65% so với năm 2011. Bảy tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 5,38 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,75 tỷ USD, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong năm 2012, một số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tính theo kim ngạch bao gồm UAE (2,07 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (826,6 triệu USD), Ả-rập Xê-út (545,8 triệu USD), I-xra-en. (279,2 triệu USD), I-rắc (158,9 triệu USD).
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Trung Đông 2012-2013
Đơn vị tính: triệu USD
Thị trường | 2012 | Tăng XK 2012/2011 | 6T/2013 | ||||
XK | NK | XNK | XK | NK | XNK | ||
Ả-rập Xê-út | 545,8 | 885,0 | 1,430,8 | 109% | 176,8 | 585,8 | 762,6 |
Ba-ranh | 6,0 | 11,0 | 17,0 | -19% | 3,9 | 6,7 | 10,6 |
Ca-ta | 18,5 | 233,5 | 252,0 | 7% | 6,9 | 68,9 | 75,8 |
Cô-oét | 29,2 | 708,7 | 737,9 | 1% | 15,7 | 390,5 | 406,2 |
Giooc-đa-ni | 42,2 | 3,9 | 46,1 | 8% | 22,4 | 2,8 | 25,2 |
I-rắc | 158,9 |
| 158,9 | 6% | 86,4 |
| 86,4 |
I-xra-en | 279,2 | 158,9 | 438,1 | 63% | 170,2 | 107,5 | 277,7 |
Li-băng | 53,9 | 0,2 | 54,1 | 17% | 25,3 | 0,3 | 25,6 |
Ô-man | 13,4 | 42,4 | 55,8 | -26% | 7,1 | 13,9 | 21,0 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 862,6 | 85,5 | 948,1 | 12% | 508,3 | 44,6 | 552,9 |
UAE | 2.077,4 | 303,5 | 2.380,8 | 126% | 1.967,6 | 172,0 | 2.139,6 |
Y-ê-men | 21,8 | 0,5 | 22,3 |
| 13,4 | 0,1 | 13,5 |
Xi-ry | 9,2 | 0,2 | 9,4 |
| 10,6 | 0,2 | 10,8 |
Tổng | 4.194,5 | 2.480,2 | 6.674,7 | 65% | 3.043,4 | 1.415,2 | 4.458,6 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Đông trong năm 2012 gồm: điện thoại các loại và linh kiện (2 tỷ USD); xơ, sợi các loại (340 triệu USD); hàng hải sản (214 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (186 triệu USD); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (159 triệu USD); sữa và sản phẩm sữa (136 triệu USD); vải (121 triệu USD); hạt tiêu (99 triệu USD); sản phẩm dệt may (87 triệu USD); giày dép (86 triệu USD), hạt điều (76 triệu USD); cao su (45 triệu USD); sản phẩm từ sắt thép (42 triệu USD); cà phê (38 triệu USD); gạo (32 triệu USD); sản phẩm từ gỗ (31 triệu USD); chè (31 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Đông có kim ngạch thấp hơn 30 triệu USD gồm: sắt thép loại khác; linh kiện ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, sản phẩm từ chất dẻo; đá quý, kim loại quý và sản phẩm liên quan; bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc; rau quả; sản phẩm gốm sứ; cơm dừa sấy khô; tinh bột sắn; túi xách, mũ; đĩa DVD; dao cạo và lưỡi dao cạo; sản phẩm mây tre cói, thảm; dây điện và cáp điện; tinh bột sắn; que hàn; kính xây dựng; lưới đánh cá; hoa hồi, quế… Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông gồm UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, Ix-ra-en.
Các mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Trung Đông năm 2012
Đơn vị tính: triệu USD
STT | Tên mặt hàng | 2012 | Tỷ trọng | 2011 | Tăng/giảm |
1 | Điện thoại các loại và linh kiện | 2.015,1 | 48% | 567,9 | 255% |
2 | Xơ, sợi dệt các loại | 340,3 | 8% | 278,2 | 22% |
3 | Hàng hóa khác | 228,7 | 5% | 58,7 | 290% |
4 | Hàng thủy sản | 214,3 | 5% | 229,3 | -7% |
5 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện | 186,4 | 4% | 169,5 | 10% |
6 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | 159,3 | 4% | 38,0 | 319% |
7 | Sữa và sản phẩm sữa | 136,3 | 3% | 122,6 | 11% |
8 | Vải các loại | 121,1 | 3% | 144,8 | -16% |
9 | Hạt tiêu | 99,3 | 2% | 95,2 | 4% |
10 | Sản phẩm dệt, may | 87,0 | 2% | 76,6 | 14% |
11 | Giày dép các loại | 86,4 | 2% | 74,9 | 15% |
12 | Hạt điều | 76,1 | 2% | 64,4 | 18% |
13 | Cao su | 44,8 | 1% | 58,8 | -24% |
14 | Sản phẩm từ sắt thép | 41,9 | 1% | 51,8 | -19% |
15 | Cà phê | 37,6 | 1% | 26,6 | 42% |
16 | Gạo | 31,5 | 1% | 60,10 | -48% |
17 | Sản phẩm từ gỗ | 31,3 | 1% | 37,7 | -17% |
18 | Chè | 31,0 | 1% | 44,1 | -29% |
|
|
|
|
|
|
| Tổng kim ngạch | 4.194,6 |
| 2.545,6 |
|
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tổng số lượng các mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Trung Đông trong hai năm 2011, 2012 đã lên tới khoảng 70 nhóm mặt hàng. Tuy nhiên, có thể thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông xét về kim ngạch vẫn còn tập trung vào một số nhóm mặt hàng chủ lực: điện thoại di động; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, nông sản.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm mặt hàng hàng mà các nước Trung Đông có nhu cầu cao như vật liệu xây dựng, giày dép, dây điện và cáp điện, sản phẩm nội thất, thực phẩm chế biến, sữa và sản phẩm sữa, máy móc thiết bị văn phòng… vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện sản phẩm mới thâm nhập thị trường Trung Đông trong vài năm gần đây nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và đã vươn lên giữ vị trí số 1 về giá trị trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Đông. Nếu như năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khoảng 37,5 triệu USD mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện thì đến năm 2012 con số này đã lên tới 2 tỷ USD (chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực).
Kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Trung Đông năm 2012 đạt 2,48 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Đông chủ yếu là sản phẩm xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu. Đây là những mặt hàng thế mạnh của khu vực Trung Đông, đồng thời cũng là những mặt hàng nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho sản xuất trong nước của Việt Nam.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Trung Đông năm 2012 gồm: chất dẻo nguyên liệu (982 triệu USD); dầu Diesel (670 triệu USD); khí đốt hóa lỏng (247 triệu USD); kim loại thường không phải sắt thép (103 triệu USD); phân kali (79 triệu USD); thức ăn gia súc và nguyên liệu (54 triệu USD); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (51 triệu USD); sản phẩm hóa chất (45 triệu USD); sản phẩm từ dầu mỏ khác (37 triệu USD), vải (17 triệu USD); hóa chất, sản phẩm chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may da giày, linh kiện phụ tùng ô tô, sản phẩm đá quý và kim loại quý, v.v…
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào 3 nhóm mặt hàng: chất dẻo nguyên liệu; dầu diesel; khí đốt hóa lỏng với tỷ trọng của cả 3 mặt hàng chiếm tới 77% tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Trung Đông. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông gồm: Cô-oét, Ả-rập Xê-út, UAE, Ca-ta.
Các mặt hàng nhập khẩu từ khu vực Trung Đông năm 2012
Đơn vị tính: triệu USD
STT | Tên hàng | 2012 | Tỷ trọng | 2011 | Tăng/giảm |
1 | Chất dẻo nguyên liệu | 982,0 | 40% | 907,5 | 8% |
2 | Diesel | 670,5 | 27% | 745,5 | -10% |
3 | Khí đốt hoá lỏng | 247,0 | 10% | 300,7 | -18% |
4 | Kim loại thường khác | 102,6 | 4% | 140,4 | -27% |
5 | Phân Kali | 79,4 | 3% | 155,8 | -49% |
6 | Hàng hóa khác | 62,1 | 3% | 25,5 | 144% |
7 | Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 54,0 | 2% | 35,4 | 52% |
8 | May mặc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng | 51,2 | 2% | 37,5 | 36% |
9 | Sản phẩm hóa chất | 45,5 | 2% | 25,4 | 79% |
10 | Sản phẩm từ dầu mỏ khác | 37,1 | 1% | 42,4 | -13% |
11 | Quặng và khoáng sản khác | 30,9 | 1% |
|
|
12 | Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 20,5 | 1% | 13,4 | 53% |
13 | Vải các loại | 16,5 | 1% | 20,7 | -20% |
14 | Sắt thép loại khác | 13,0 | 1% | 20,9 | -37% |
15 | Hóa chất | 11,8 | 0% | 18,9 | -37% |
|
|
|
|
|
|
| Tổng | 2.480,3 |
| 2.630,6 | -6% |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các nước Trung Đông
Trung Đông là khu vực thị trường quan trọng của Việt Nam, đặc biệt xét trên các khía cạnh trao đổi thương mại, hợp tác dầu khí, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Do có thế mạnh về ngành công nghiệp dầu khí, Trung Đông được nhiều nước xác định là khu vực ưu tiên trong chiến lược phát triển hợp tác dầu khí của mình.
Xác định được tầm quan trọng của thị trường Trung Đông, ngày 09/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015. Đề án đã đưa ra một số nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Trung Đông trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu khí; lao động; thương mại; tài chính – ngân hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông tin, văn hóa, thể thao; nông nghiệp; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; an ninh, quốc phòng.
Triển khai thực hiện đề án, liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại, ngày 15 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet có Quyết định số 6583/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Nạp Tiền 188bet thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông của Chính phủ giao đoạn 2008 – 2015. Chương trình hành động đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với khu vực Trung Đông đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2015.
Về tình hình tại Trung Đông, trong ngắn hạn, bất ổn tại khu vực sẽ vẫn tiếp diễn do một số nước chưa giải quyết được khủng hoảng chính trị, tôn giáo, sắc tộc. Tuy nhiên, về dài hạn, dự báo đến năm 2020, tình hình Trung Đông sẽ dần đi vào ổn định hơn. Các nước Trung Đông sẽ tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực dự báo khoảng từ 4-5% đến năm 2015. Bên cạnh đó, với mức gia tăng dân số trên 2% và với nguồn thu lớn từ dầu mỏ, sức mua và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tại các nước trong khu vực Trung Đông sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước Trung Đông đạt khoảng 940 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,19 tỷ USD, chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước Trung Đông. Con số trên cho thấy nhập khẩu từ Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực thị trường này và còn rất nhiều cơ hội mở rộng thị phần cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần lớn các nước Trung Đông có nền nông nghiệp chưa phát triển, năng suất thấp không thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân. Do đó, đây là thị trường nhiều tiềm năng cho các mặt hàng nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, v.v…), thực phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng sản phẩm thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại các nước Trung Đông cũng khiến nhu cầu nhập khẩu thủy hải sản ngày càng tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang khu vực này.
Dự báo các mặt hàng như dệt may, giày dép, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, sản phẩm nội thất, cơ khí tiêu dùng, cơ khí nông nghiệp, vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm, thực phẩm chế biến… sẽ tiếp tục là những mặt hàng có nhu cầu cao tại các nước Trung Đông. Hiện nay, các nước như Ả-rập Xê-út, UAE, Ca-ta, I-rắc đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các trường học, trung tâm thương mại, các công trình dân dụng khác. Nhu cầu đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng, sản phẩm điện dân dụng, sản phẩm nội thất cũng sẽ gia tăng.
Với những kết quả đạt được về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, xét tới tiềm năng và triển vọng phát triển của thị trường các nước Trung Đông trong những năm tới, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này sẽ vượt mức 5 tỷ USD trong năm 2015. Cùng với xu thế phát triển của trao đổi thương mại hai chiều, giữa Việt Nam và các nước Trung Đông còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, dầu khí, đầu tư, lao động, tài chính, khoa học và công nghệ, v.v...