Hệ thống ngân hàng khu vực đồng franc châu Phi và triển vọng hợp tác với Việt Nam
Hiện nay, lĩnh vực ngân hàng nhìn chung được xem là một trong những lĩnh vực hoạt động lành mạnh và hiệu quả nhất tại châu Phi.
Thời kỳ mới giành độc lập (năm 1960) đến đầu những năm 90
Những nước thuộc địa của Pháp tại châu Phi được hưởng các hệ thống ngân hàng do nước Pháp lập ra. Trên thị trường khu vực Tây và Trung Phi khi đó chỉ có 4 ngân hàng là BNP, SOCIETE GENERALE, CREDIT LIONNAIS và nhất là BIAO. Vì các lý do như tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp nên các quốc gia mới giành độc lập, được sự hỗ trợ của một số tổ chức cho vay vốn quốc tế đã thành lập các ngân hàng phát triển và các quỹ tín dụng nông nghiệp. Vào những năm 80, những ngân hàng mới thành lập này với sự giúp đỡ của chính quyền và Ngân hàng thế giới đã phải tiến hành những cuộc cải tổ sâu sắc về vốn cũng như về phương thức hoạt động.
Vào đầu những năm 90, những hệ thống ngân hàng của phần lớn các nước khu vực đồng franc đã được lành mạnh hoá và xây dựng lại dựa trên mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng các châu lục khác. Chẳng hạn:
- Các ngân hàng có quy chế là ngân hàng tổng hợp thay thế dần những ngân hàng chuyên ngành. Hiếm có ngân hàng phát triển nào tồn tại trở thành ngân hàng thương mại.
- Các ngân hàng có lượng vốn tư nhân rất cao trong khi sự tham gia của Nhà nước là rất ít thậm chí mang tính tượng trưng.
- Các Uỷ ban ngân hàng độc lập và đa quốc gia tại khu vực đồng franc được thành lập và phụ trách việc áp dụng những quy định chủ yếu theo mô hình của Pháp.
Sự nổi lên của các ngân hàng châu Phi
Phải đợi thêm ¼ thế kỷ sau đó mới xuất hiện rồi phát triển các ngân hàng thực sự của châu Phi với lượng vốn đóng góp chủ yếu của các cổ đông châu Phi, việc quản lý dần dần được người châu Phi đảm nhiệm và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được chuyển đổi phù hợp với tình hình địa phương.
Sự “châu phi hoá” này được thực hiện trong hai giai đoạn:
Thành lập những ngân hàng mới tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp khu vực Tây và Trung Phi.
Được thúc đẩy bởi các quy định và sự kiểm soát vốn an toàn hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho những người gửi tiết kiệm và các nhà đầu tư, nhiều sáng kiến đã được đưa ra cách đây 25 năm, dẫn đến việc thành lập các ngân hàng châu Phi mà ngày nay là hạt nhân của các hệ thống ngân hàng thuộc hai khối kinh tế UEMOA và CEMAC. Có thể kể đến:
- Bank Of Africa (BOA) được thành lập cách đây 25 năm tại Mali và nay vẫn đặt trụ sở tại quốc gia Tây Phi này. Ngày nay, BOA là tập đoàn ngân hàng lớn thứ năm ở khu vực đồng franc tương đương với ngân hàng BNP của Pháp. Ngân hàng này đã có mặt tại khoảng 15 nước và cách đây 2 năm đã mở văn phòng đại diện tại Paris.
- Ngân hàng ECOBANK hoạt động trên toàn châu Phi thành lập theo sáng kiến của Cộng đồng các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và của các Phòng Thương mại nhất là Phòng Thương mại Nigeria. Có trụ sở đặt tại Lomé (Togo), ECOBANK hiện nay là tập đoàn ngân hàng lớn thứ ba trong khu vực đồng franc và hoạt động trên phần lớn khu vực châu Phi hạ Sahara với 33 chi nhánh.
- BGFI Bank có trụ sở tại Libreville (Gabon) là tập đoàn ngân hàng lớn nhất Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC) và có chi nhánh tại 3 quốc gia thành viên (trên tổng số 6 thành viên của Cộng đồng). Những năm vừa qua, BGFI mở thêm chi nhánh tại Madagascar, Benin, CHDC Congo và Bờ Biển Ngà cũng như tại Paris và đang cạnh tranh với các ngân hàng ECOBANK và Bank Of Africa.
- Ngân hàng Banque Atlantique. Tách ra từ chi nhánh ngân hàng Bờ Biển Ngà (trước là CIC France), tập đoàn này giờ đã đặt cơ sở tại 8 nước thuộc Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và mới đây mở thêm tại Cameroon. Ngân hàng Credit Populaire của Maroc vừa mới mua lại 50% vốn của Banque Atlantique.
- ORABANK có trụ sở tại Lome (Togo) ban đầu là một cơ sở tài chính của Benin. Hiện diện tại 6 nước trong đó có 4 nước thuộc khu vực đồng franc, tập đoàn ORABANK vừa mới mua lại 1 ngân hàng tại Togo và 8 chi nhánh tại các nước thành viên UEMOA của tập đoàn Banque Regionale de Solidarité. Thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư Mỹ Emerging Capital, ORAGROUP có tham vọng vươn xa ra toàn châu lục.
- AFRILAND FIRST BANK, là ngân hàng của Cameroon hiện có mặt tại 4 nước khu vực Trung Phi và sắp tới mở chi nhánh tại khu vực UEMOA gồm 8 quốc gia. Ngân hàng này có nét đặc thù là cung cấp các dịch vụ về xử lý rủi ro vốn và vi tín dụng.
Sự thâm nhập của các đối tác châu Phi mới
Từ 3 năm trở lại đây, tận dụng những yêu cầu của các Ngân hàng Trung ương hai khối kinh tế UEMOA và CEMAC là tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba số vốn tối thiểu, đồng thời để tăng cường vị trí của mình trên thị trường châu Phi, những đối tác từ bên ngoài là các ngân hàng Ma-rốc và Nigeria đã đến hoạt động tại khu vực đồng franc. Trong số đó có :
- Ngân hàng ngoại thương BMCE của Maroc : Mua lại phần lớn vốn của tập đoàn BOA GROUP, BMCE đã hiện diện tại Mali và Congo đồng thời cho thấy tham vọng mở rộng hoạt động trên hầu hết các khu vực của châu Phi.
- Ngân hàng ATTIJARIWAFA BANK cũng của Maroc thông qua việc mua lại (trong đó ấn tượng nhất là mua 5 chi nhánh của ngân hàng Credit Agricole Pháp cách đây 3 năm) đã trở thành tập đoàn ngân hàng lớn thứ hai tại UEMOA chỉ đứng sau Societe Generale của Pháp, với việc thành lập chi nhánh tại Togo, Benin và Niger.
- Tập đoàn CREDIT POPULAIRE, lớn thứ ba của Maroc vừa mới mua lại 50% số vốn của tập đoàn Banque Atlantique.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các ngân hàng Nigeria :
- UBA, đã có mặt tại Bờ Biển Ngà, Senegal, Burkina Faso, Benin, Cameroon, Gabon và có tham vọng mở chi nhánh tại khoảng 20 nước châu Phi.
- DIAMOND BANK (đã hiện diện tại Benin từ nhiều năm nay), mới đây mở thêm chi nhánh tại Bờ Biển Ngà và Togo.
- Các ngân hàng OCEANIC BANK và ZENITH BANK cũng đã có mặt tại Cameroon và có tham vọng mở rộng hoạt động ra phạm vi khu vực UEMOA, CEMAC.
Trong khi các ngân hàng châu Âu dường như quan tâm đến khu vực châu Phi ven Địa Trung Hải nhiều hơn thì các ngân hàng của Trung Quốc, Ấn Độ đang chuẩn bị cho cuộc «đổ bộ» vào khu vực đồng franc giống như đã bắt đầu làm tại các khu vực khác của châu Phi như Nam Phi và Nigeria.
Những điểm mạnh và yếu của các ngân hàng châu Phi
Điểm mạnh
Trong số những điểm mạnh có thể nêu ra chất lượng và sự đa dạng của những sản phẩm và dịch vụ, hệ thống tin học không hề thua kém với các ngân hàng của những châu lục khác, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động giao dịch tiền điện tử và dịch vụ E. Banking, chưa kể những tiềm năng về nhân lực và sự giám sát vốn chặt chẽ của các Uỷ ban ngân hàng tại khu vực. Có rất ít những ngân hàng thực sự gặp khó khăn tại đây và phần lớn đều đáp ứng được những quy định về độ thận trọng của các Uỷ ban ngân hàng.
Điểm yếu
Trong số những điểm yếu có thể kể đến quy mô nhỏ các ngân hàng, chủ yếu là tại khu vực đồng franc nơi mặc dù đã ban hành luật ngân hàng chung song vẫn chưa có ngân hàng khu vực nào được thành lập. Nếu như các ngân hàng của khu vực đồng franc chiếm đến 20% số lượng ngân hàng của châu Phi thì chỉ chiếm 2% tổng số tài sản có các ngân hàng trên toàn châu lục. Một điểm yếu nữa là các ngân hàng khu vực ít tài trợ cho các khoản đầu tư, thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thủ công trong khi đây được xem là những động lực phát triển của châu lục trong thời gian tới
Những cơ hội mà các ngân hàng châu Phi có thể mang lại cho các ngân hàng Việt Nam
Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng giữa ba khu vực sông Mekong nói tiếng Pháp (Việt Nam, Lào, Campuchia), Liên minh Kinh tế, Tiền tệ Tây Phi- UEMOA (gồm Bờ Biển Ngà, Benin, Burkina Faso, Guinea Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo) và Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi-CEMAC (Cameroon, CH Congo, Guinea Xích đạo, Gabon, CH Chad và CH Trung Phi), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Nạp Tiền 188bet
, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đã phối hợp tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng thuộc ba khu vực nói trên trong hai ngày 15 và 16 tháng 01 năm 2013 tại Hà Nội. Tham dự Cuộc gặp còn có đại diện của khoảng 100 ngân hàng, doanh nghiệp đến từ các nước Tây Phi, Trung Phi, Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tất cả các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận châu Phi là một lục địa trong tương lai. Sự phong phú về tài nguyên mới chỉ được khai thác một phần chưa kể diện tích lớn đất trồng trọt còn đang bỏ hoang. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là những thế mạnh chứng minh vì sao châu Phi lại thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Sự báo GDP trong các nước thuộc khu vực đồng franc tăng trưởng ngang với tăng trưởng của khu vực sông Mekong : khoảng 6%/năm. UEMOA và CEMAC tạo ra một thị trường hơn 120 triệu dân. Vì vậy, Trung Quốc xem châu Phi, nhất là khu vực đồng franc là một trong những vùng ưu tiên. Ngân hàng xuất khẩu China Export Bank của Trung Quốc đã cho châu Phi vay nhiều hơn Ngân hàng Thế giới (67 tỷ USD/54 tỷ USD). Ngân hàng này có thể sẽ thực hiện từ 1/3 đến một nửa hoạt động của mình tại châu Phi chủ yếu tập trung tài trợ cho lĩnh vực xây dựng và công trình công cộng.
Tại khu vực Tây và Trung Phi nói tiếng Pháp, yêu cầu tăng gấp đôi số vốn tối thiểu do các Ngân hàng Trung ương khu vực đồng franc đặt ra đang đòi hỏi các ngân hàng địa phương tìm kiếm các nguồn vốn mà không nhất thiết nằm trong khu vực. Hiện nay, tỷ lệ ngân hàng hoá còn thấp, cùng với việc tăng cường an toàn cho các nguồn vốn, sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý, hoạt động ngân hàng đang mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao. Đây chính là những lợi thế để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng trong khu vực.
Thời gian qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với hai khối nước khu vực đồng franc liên tục tăng: Với UEMOA đạt khoảng 831 triệu USD và với CEMAC đạt khoảng 296 triệu USD năm 2012, tăng trưởng trung bình 20%/năm. Mặc dù vậy, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực này vẫn còn khiêm tốn. Một trong những trở ngại trong việc phát triển quan hệ thương mại là do thiếu sự hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đến việc doanh nghiệp các bên gặp khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu và tiếp cận nguồn vốn. Cụ thể, các ngân hàng của Việt Nam thường không chấp nhận L/C mà các doanh nghiệp châu Phi mở tại ngân hàng châu Phi và ngược lại. Trong khi đó việc sử dụng ngân hàng châu Âu, Hoa Kỳ để xác nhận L/C lại khá tốn kém và mất thời gian.
Cho đến nay, mới chỉ có Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ký thoả thuận hợp tác với Ngân hàng Ecobank của Togo. Các bên tham dự cũng thống nhất sẽ tổ chức Cuộc gặp ngân hàng lần hai cũng tại Việt Nam vào cuối tháng 11/2013 tại Cameroon. Việc liên kết, mở chi nhánh, đại lý tại châu Phi, nhất là ở những quốc gia có quan hệ thương mại và đầu tư phát triển với Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước.