Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thổ Nhĩ Kỳ có thể đánh thuế tự vệ lên tới 15% đối với điện thoại di động nhập khẩu từ Việt Nam

Thuế bổ sung đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng nhập khẩu dự kiến sẽ từ 10 đến 15 phần trăm. Thuế bổ sung (hay có thể được hiểu chính là thuế tự vệ đối với điện thoại di động nhập khẩu) sẽ là một thuế hải quan (thuế nhập khẩu) và sẽ có hiệu lực ngay lập tức, tác động đến giá bán lẻ của các sản phẩm. Cùng với việc áp đặt thuế quan, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ bổ sung vào nguồn thu ngân sách 1 tỷ TL (370 triệu USD) từ thuế này.

Bộ trưởng Kinh tế Nihat Zeybekci đã tuyên bố thông tin nêu trên trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày thứ Năm 2/7/2015. Thông tin chi tiết về thuế bổ sung sẽ được công bố trong những tháng tiếp theo.

Hiện Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang trong giai đoạn điều tra tự vệ đối với mặt hàng điện thoai di động nhập khẩu, trong đó khoảng hơn 1/4 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là từ Việt Nam, tương ứng với khoảng 791 triệu USD trong năm 2014 theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. Thuế bổ sung được xem xét sau khi năm nhà sản xuất điện thoại thông minh Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm Vestel nộp đơn yêu cầu. Đây có thể coi là một dấu hiệu bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam vì điện thoại di động là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất, chiếm tới gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2014 và trong 4 tháng đầu năm 2015 chiếm tỷ trọng tới hơn 47% theo số liệu của Hải quan Việt Nam.

Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố quyết định điều tra này tháng 12 năm 2014 và đang tiến đến giai đoạn cuối cùng của thời hạn điều tra. Cuộc điều tra này được khởi xướng dựa trên đơn yêu cầu của các công ty nội địa để bảo vệ xuất khẩu và sẽ kết thúc vào tháng 9 theo quy định thời hạn 9 tháng. Nếu Bộ xác định rằng hàng nhập khẩu là bất lợi cho sản xuất trong nước thì các biện pháp tự vệ sẽ được thực hiện. Quyết định của Bộ này là áp đặt thuế quan hơn là áp đặt hạn ngạch nhập khẩu. Sau cuộc điều tra của Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ thuế bổ sung sẽ được Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đánh giá các lựa chọn cách đánh thuế để quyết định xem áp dụng thuế một mức (lum sump) hoặc thuế lũy tiến (progressive) sẽ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Nếu là thuế lũy tiến thì dự kiến thuế nhập khẩu sẽ tăng 10-15 % cho năm đầu tiên. Trong hai năm tới, tỷ lệ thêm thuế sẽ thấp hơn, và có thể sẽ trở về không trong những năm tiếp theo. Có thông tin cho rằng mức thuế trong năm đầu tiên sẽ là 15% và các năm tiếp theo tương ứng là 13% và 11%.

Ông Zeybekci nói rằng lượng hàng nhập khẩu đang bị áp dụng thuế bổ sung và phải bị điều tra tự vệ, chống bán phá giá có giá trị tổng cộng khoảng 35 tỉ USD. Với mục tiêu của Bộ là sẽ tiếp tục thực hiện các bước để bảo vệ sản xuất trong nước, ông Zeybekci nói rằng các biện pháp tương tự sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm hóa chất. Ông Murat Akyüz, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu kim loại và khoáng sản Istanbul thì chỉ rõ các biện pháp này có khả năng được nhắm vào mỹ phẩm và dược phẩm.

Một khi được áp dụng, thuế nhập khẩu đối với hàng điện tử dự kiến sẽ ảnh hưởng đến giá điện thoại thông minh và máy tính bảng nhiều nhất. Các nhà chức trách của Bộ Kinh tế cho rằng thuế quan sẽ không áp dụng cho TV và chỉ áp dụng cho các mặt hàng điện tử gia dụng nhỏ.

Giáo sư Tiến sĩ Kemal Ciliz, Chủ tịch Hiệp hội Ngành Công nghệ Thông tin (TÜBİSAD) cho rằng thay vì áp đặt thuế quan để hạn chế tiêu thụ, sản xuất trong nước cần được trợ cấp. Ông cũng cho rằng các chi tiết của thuế quan nhập khẩu là không rõ ràng, nhưng nếu thêm thuế áp dụng cho các máy tính và các loại tương tự của các thiết bị điện tử, thì thuế này sẽ có tác động bất lợi đến hiệu suất của các ngành công nghiệp do tầm quan trọng của những thiết bị này trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại. Theo đó, các sản phẩm của Apple như iPad 2 Air và iPhone 6 sẽ có giá bán lẻ là 1.666 TL (lira, tương đương 620 USD) và 3.103 TL (1.150 USD), tăng lên nhiều so giá hiện tại tương ứng của chúng hiện nay là 1.449 TL (540 USD) cho iPad2 và 2.699 TL (1.000 USD) cho iPhone 6.

Thổ Nhĩ Kỳ là nước hiện đang có tình trạng nhập siêu lớn, kèm theo đó là thâm hụt cán cân vãng lai. Chính vì vậy, Chính phủ nước này rất tích cực trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cũng là nước chịu nhiều biện pháp như điều tra chống bán phá giá, điều tra tự vệ và điều tra chống lẩn thuế chống bán phá giá, trong đó có một số vụ việc có dấu hiệu Thổ Nhĩ Kỳ không tuân thủ đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngay trong vụ việc tự vệ điện thoại di động này, tất cả các ý kiến của các nhà sản xuất điện thoai di động đã nêu ý kiến tại cuộc điều trần vào tháng 3 năm 2015 là các căn cứ khởi động của cuộc điều tra này đều không có cơ sở chiểu theo các quy định của WTO. Khi bị áp dụng các biện pháp phòng vệ, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm đến mức không thể xuất khẩu vào thị trường này. Ví dụ mặt hàng Sợi từ xơ staple tổng hợp (theo mã HS 5509) đã sụt giảm kim ngạch từ 133,5 triệu USD trong năm 2013 xuống mức 31, 4 triệu USD trong năm 2014 khi Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ kỳ bắt đầu khởi động điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này, theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Bộ này ra quyết định cuối cùng áp đặt mức thuế chống bán phá giá (bổ sung thêm vào thuế nhập khẩu) từ 20% đến 30% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào tháng 8 năm 2014 thì kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2015 chỉ còn là 2,4 triệu USD, cũng theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm 2015, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tiếp tục điều tra chống bán phá giá với Sợi dún (Sợi nhún) của Việt Nam (mã HS 5402), đây cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch 136,9 triệu USD trong năm 2014 theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website