Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng quan tình hình kinh tế thương mại Việt Nam - Thụy Điển trong 5 tháng đầu năm 2015

Trong 5 tháng đầu năm 2015, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới gặp không ít khó khăn, kim ngạch đối với một số mặt hàng cụ thể trên các thị trường cụ thể bị sụt giảm do một số nguyên nhân nhất định, trong đó có diễn biến bất lợi về tỷ giá ngoại hối so với tiền đồng Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp ta còn chưa thực sự chú trọng đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá thương hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài thông qua các sự kiện hội chợ, triển lãm quốc tế.

Tuy nhiên trong bối cảnh đó, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thụy Điển nhìn chung vẫn tiếp tục phát triển tích cực và khá ổn định cả về kim ngạch và cơ cấu mặt hàng. Theo thống kê mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Điển cụ thể như sau: Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 408,3 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014; Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển trong 5 tháng đầu năm 2015 bao gồm: thủy sản; sản phẩm từ chất dẻo; cao su; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; sản phẩm mây, tre, cói và thảm; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt may; giày dép các loại; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm từ sắt thép; kim loại thường khác và sản phẩm; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận. Trong số này, có thể nhận thấy ngành hàng cao su là mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của ta vào bạn trong thời gian gần đây.

Trong bối cảnh có khó khăn chung, ngoài một số ít ngành hàng có kim ngạch bị sụt giảm so với cùng kỳ năm 2014, phần lớn các ngành hàng khác đều đạt mức tăng trưởng khá cao như thủy sản (11,2%); sản phẩm mây, tre, cói và thảm (32,8%); giày dép các loại (17,9%); sản phẩm gốm sứ (19%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (22,1%); điện thoại các loại và linh kiện (14,1%), gỗ và sản phẩm gỗ (8,6%).

Về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Thụy Điển: tình hình nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 vẫn được duy trì hợp lý, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất trong nước và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, cụ thể: Kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 86,6 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2014; Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thụy Điển trong 5 tháng đầu năm 2015 bao gồm: sản phẩm từ dầu mỏ; hóa chất; dược phẩm; chất dẻo nguyên liệu; gỗ và sản phẩm gỗ; giấy các loại; sắt thép và phế liệu sắt thép; sản phẩm từ sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác. So với cùng kỳ năm 2014, các mặt hàng ta gia tăng nhập khẩu mạnh từ bạn là: phế liệu sắt thép (161,9%); giấy các loại (47,4%); sản phẩm từ chất dẻo (45,5%); và dược phẩm (28,5%).

Trong 5 tháng đầu năm nay, ta vẫn tiếp tục duy trì được trạng thái xuất siêu sang bạn với trị giá là 321,7 triệu USD tương ứng với tốc độ gia tăng là 19,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Tình hình FDI của Thụy Điển tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài, lũy kế các dự án đầu tư còn hiệu lực tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2015, Thụy Điển đứng ở vị trí thứ 47 trên tổng số 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, bao gồm 42 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trị giá gần 70,5 triệu USD.

Như vậy so với cùng kỳ năm 2014 về lĩnh vực FDI, Thụy Điển đã thăng được 2 bậc (từ bậc thứ 49/101 lên bậc thứ 47/103), do trong những tháng đầu năm nay Thụy Điển đã có thêm 2 dự án FDI mới được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 0,9 triệu USD.

Các lĩnh vực Thụy Điển hiện đang có thế mạnh đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí, giao thông vận tải, thiết bị y tế, và quy hoạch kiến trúc.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website