Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình thị trường Nam Á Quý II năm 2015

Nạp Tiền 188bet xin giới thiệu về tình hình chính trị, xã hội và kinh tế khu vực Nam Á 6 tháng đầu năm 2015.

Tình hình chính trị, xã hội

Ấn Độ

Tình hình chính trị Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm khá ổn định. Chính phủ Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) do đảng nhân dân Ấn Độ (BJP) đứng đầu hoàn tất năm đầu tiên của nhiệm kỳ 5 năm. Nhờ giành được đa số tại Hạ viện, Chính phủ NDA thuận lợi hơn trong việc thông qua các dự luật và quyết sách quan trọng. Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra nhiều sáng kiến lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời theo đuổi một chính sách ngoại giao năng động. Quốc hội Ấn Độ tiến hành hai kỳ họp quan trọng, thảo luận, thông qua ngân sách tài chính và nhiều dự luật quan trọng như: dự luật nâng trần FDI cho lĩnh vực bảo hiểm, dự luật đất đai, dự luật sửa đổi về thuế , v.v ... Riêng dự luật đất đai gặp sự phản đối mạnh mẽ từ các đảng đối lập vì cho rằng dự luật này sẽ gây tác động tiêu cực đến tầng lớp nông dân.

Chính sách ngoại giao của Ấn Độ đã thu được kết quả tích cực, đưa Ấn Độ trở lại vị thế nước lớn trên các diễn đàn quốc tế. Thủ tướng Modi đã thăm chính thức nhiều nước đồng thời cũng đón nhiều chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo các nước tới Ấn Độ. Ấn Độ tiếp tục triển khai chính sách ưu tiên láng giềng, củng cố và tăng cường quan hệ với các nước khu vực Ấn Độ Dương, đẩy mạnh hợp tác với khu vực Đông Á, Đông Nam Á, mở rộng và cân bằng quan hệ với các nước lớn ,v.v … Chính phủ Ấn Độ tiếp tục nỗ lực cải thiện quan hệ với Pakistan, nối lại cuộc gặp cấp Thứ trưởng ngoại giao; thăm chính thức Băng-la-đét; tăng cường quan hệ với Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, Seychelles. Ấn Độ triển khai nhanh công tác cứu trợ Nepal ngay sau thảm họa động đất ngày 25 tháng 4 nhằm thể hiện vai trò cường quốc khu vực. Trong chuyến thăm của Tổng thống Afghanistan, Ấn Độ cam kết cam kết tăng cường hỗ trợ kinh tế, an ninh và nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa giải dân tộc ở Afghanistan. Với các nước Ấn Độ Dương, Thủ tướng Modi đã có chuyến thăm tới Seychelles, Mauritius và Sri Lanka (10-14/3/2015) thể hiện sự coi trọng của New Delhi trong việc tăng cường quan hệ với các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương. Trong chuyến thăm này, Ấn Độ và ba nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lượng, an ninh hàng hải, phát triển hạ tầng.

Quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Australia, Canada … tiếp tục được thúc đẩy. Trong quan hệ với Mỹ, việc mời Tổng thống Obama làm khách chính tại lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa (26/1/2015) chứng tỏ sự coi trọng quan hệ với Mỹ của Chính phủ Ấn Độ. Tuyên bố tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho thấy sự hội tụ lợi ích giữa chính sách xoay trục về châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ với chính sách hành động về phía Đông của Ấn Độ, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu giữa hai nước. Về kinh tế và thương mại, những bế tắc trong hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự đã được phá vỡ, các nhà đầu tư Mỹ sẽ đầu tư 41 tỷ USD vào Ấn Độ trong 3 năm và Tổng thống Obama tuyên bố đầu tư 4 tỷ USD vào các khoản đầu tư và cho vay đối với Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, Thủ tướng Modi thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc (14-16/5) và được đón tiếp vượt ra ngoài khuôn khổ lễ tân. Hai bên ra Tuyên bố chung 41 điểm và ký 26 thỏa thuận hợp tác kinh tế trị giá 22 tỷ USD, nhưng vấn đề tranh chấp biên giới và thâm hụt thương mại (48,5 tỷ USD) chưa có bước đột phá. Ấn Độ không ủng hộ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, phản đối hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan dài 3000 km chạy qua vùng đất Kashmir do Pakistan chiếm đóng, Trung Quốc cũng chưa mạnh mẽ ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực HĐBA LHQ. Nga đã hướng sự chú ý nhiều hơn tới lĩnh vực hợp tác kinh tế với Ấn Độ, nhất là lĩnh vực năng lượng, phát triển hạ tầng, chế tác kim cương. Quan hệ với Nhật Bản được đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng. Thủ tướng Modi đã đi thăm Pháp, Đức và Canada (9-14/4) nhằm triển khai chính sách “liên kết hướng Tây”, mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng, kinh tế-thương mại, năng lượng, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư và công nghệ vào các dự án phát triển “thành phố thông minh” và sáng kiến “sản xuất tại Ấn Độ - Make in India”. Chuyến thăm Mông Cổ và Hàn Quốc của Thủ tướng Modi đã củng cố quan hệ đối tác chiến lược gắn bó của Ấn Độ với 02 quốc gia, phục vụ triển khai chính sách Hành động hướng Đông.

Bên cạnh đó, Ấn Độ đang mạnh mẽ triển khai sức mạnh mềm qua các dự án “gió mùa”, các sáng kiến “con đường gia vị”, “con đường bông” và sự liên kết Phật giáo để khẳng định lại ảnh hưởng và mối gắn kết lịch sử, văn hóa với các nước Đông Á.

Băng-la-đét

Tại Băng-la-đét, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hai tháng bắt từ tháng 1 năm 2015 khiến hàng trăm người thiệt mạng và kéo theo thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 2 tỷ USD. Trong những tháng gần đây, mặc dù bạo lực đã chấm dứt nhưng khủng hoảng chính trị vẫn tiếp diễn. Xung đột giữa Đảng cầm quyền Liên minh Awami và phe đối lập Đảng Dân tộc Băng-la-đét vẫn tiếp diễn nhưng được kiềm chế ở quy mô nhỏ có thể kiểm soát được do mỗi bên đều có vấn đề nội bộ cần giải quyết. Đảng Dân tộc Băng-la-đét tập trung vào cải tổ bộ máy lãnh đạo trong khi Liên minh Awami tập trung phục hồi kinh tế và tiếp tục thanh trừng các thành viên nòng cốt của đảng đối lập. Về đối ngoại, thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ đối ngoại của Băng-la-đét những tháng vừa qua là cải thiện toàn diện quan hệ với Ấn Độ cường quốc lớn nhất trong khu vực. Ngày 6 tháng 6 năm 2015 đã mở ra chương mới trong quan hệ Ấn Độ - Băng-la-đét, khi tại thủ đô Dhaka (Băng-la-đét), Thủ tướng Ấn Độ Nadendra Modi và người đồng cấp nước chủ nhà Sheikh Hasina đã chứng kiến lễ ký kết tới 22 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, giao thông, bảo vệ bờ biển, chống buôn lậu và tiền giả tới văn hóa, giáo dục. Chính phủ Ấn Độ đã dành khoản tín dụng mới trị giá 2 tỷ USD cho Băng-la-đét. Đặc biệt, hai bên đã ký kết văn bản về biên giới trên bộ, mở đường cho việc giải quyết bất đồng biên giới đã kéo dài 41 năm, cản trở sự phát triển quan hệ song phương. Với kết quả này, hai nước dự kiến sẽ tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2018, nếu các rào cản phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật và các “nút thắt cổ chai” trong lĩnh vực hạ tầng được tháo gỡ.

Sri Lanka

Cuộc bầu cử Tổng thống của Sri Lanka tổ chức vào ngày 08 tháng 01 năm 2015 kết thúc với việc chính phủ mới do ông Maithripala Sirisena thuộc Đảng Dân tộc Thống nhất lên cầm quyền với hy vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi trong chính sách ngoại giao và phát triển kinh tế của nước này. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, chính phủ mới của ông Maithripala Sirisena và Đảng Dân tộc thống nhất đang phải đối phó với sức ép chính trị rất lớn nhằm giải tán quốc hội và tiến hành cuộc bầu cử mới. Nhiều ý kiến cho rằng, chính phủ hiện tại với thiểu số ghế trong quốc hội sẽ không có khả năng đem lại nhiều thay đổi tích cực cho đất nước do không thể kiểm soát được số phiếu trong quốc hội.

Pakistan

Tình hình chính trị xã hội của Pakistan tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt. Nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện trật tự xã hội, các vụ việc ám sát chính trị, đánh bom khủng bố, tội phạm có tổ chức giảm đáng kể. Chiến dịch quân sự chống khủng bố và phiến quân ở vùng núi biên giới phía Tây Bắc North Waziristan về cơ bản đã đạt được thành công trong việc giải tỏa phiến quân và nắm quyền kiểm soát khu vực. Các đợt truy quét tội phạm ở thành phố đầu tàu kinh tế Karachi vẫn diễn ra quyết liệt. Chính phủ cũng mạnh tay hơn với các Đảng phái và các nhóm vũ trang có hoạt động thao túng Karachi. Số vụ việc các Đảng, điển hình là Đảng MQM, kêu gọi toàn thành phố đình công dưới sức ép của Chính phủ Nawaz Sharif đã giảm rõ rệt, góp phần giảm các thiệt hại kinh tế và tạo ra niềm tin trong giới kinh doanh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Pakistan từ ngày 20/4/2015 đến 21/4/2015. Chính phủ và các nhà đầu tư Trung Quốc cam kết đầu tư các dự án năng lượng và hạ tầng cho Pakistan với tổng mức đầu tư lên tới 46 tỷ USD, trong đó 34 tỷ USD dành cho các dự án năng lượng và 12 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng. Trung Quốc và Pakistan cũng thống nhất cùng nỗ lực tạo ra hành lang kinh tế (China Pakistan Economic Corridor – CPEC) nối từ vùng Thiên Tân Trung Quốc đến Cảng nước sâu Gwarda ở vùng Tây Nam Pakistan. Đây được coi là phần mở rộng của dự án “Con đường tơ lụa Thế kỷ 21” của Trung Quốc, mở ra tuyến đường mới cho hàng hóa từ phía Tây Trung Quốc tiếp cận đến khu vực Vùng Vịnh giàu tài nguyên ngắn hơn và hiệu quả hơn nhiều việc vận chuyển hàng hóa vòng qua tuyến đường qua eo biển Malacca của Malaysia như hiện tại. Phía Pakistan cũng kỳ vọng sự đầu tư khổng lồ của Trung Quốc và việc mở ra hành lang kinh tế này sẽ tạo ra các thay đổi tích cực đối với kinh tế Pakistan trong tương lai.

Sự phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan cũng phần nào làm gia tăng sự căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ thông báo phản đối việc hành lang kinh tế Thiên Tân – Gwarda đi qua vùng Kashmir (Pakistan) mà Ấn Độ cho là vẫn đang tranh chấp. Ngoài ra, cả Ấn Độ và Pakistan cũng có các động thái thể hiện sự nghi ngờ nhau trong việc tài trợ khủng bố, kích động các nhóm vũ trang và phiến quân gây rối an ninh trật tự đối phương. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa Pakistan và Ấn Độ trong gần thập kỷ qua vẫn không có tiến triển đáng kể.

Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2015, Nam Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất toàn cầu với hai động lực chính là sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ và việc giá dầu mỏ giảm mạnh. Ấn Độ cùng với các quốc gia Nam Á khác là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ việc giá dầu thô giảm mạnh trong giai đoạn vừa qua. Theo Báo cáo Kinh tế Nam Á của Ngân hàng thế giới, khu vực Nam Á sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao từ 7% năm 2015 lên tới 7,6% năm 2017.

Ấn Độ

Theo số liệu vừa công bố, tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ (GDP) tăng trưởng 7,5% trong quý 4 đưa mức tăng trưởng chung của cả năm tài chính 2014-15 lên 7,3%. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, GDP Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm tài chính 2015/2016 và có thể đạt tới 8% trong năm tài chính 2017/2018.

Theo số liệu của Nạp Tiền 188bet Ấn Độ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính 2014-15 đạt 758,08 tỷ USD giảm 1% so với mức 765,21 tỷ USD đã đạt được trong năm tài chính trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 310,53 tỷ USD giảm 1,18% so với 314,26 tỷ USD cùng kỳ, nhập khẩu 447,55 tỷ USD giảm 0,76 % so với 450,96 tỷ USD của năm trước. Thâm hụt thương mại 137,01 tỷ USD tăng 0,89% so với 135,8 tỷ USD của năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu của Ấn Độ giảm liên tiếp trong 4 tháng cuối năm tài chính, đặc biệt trong tháng 3 năm 2015 xuất khẩu chỉ đạt 23,95 tỷ USD, giảm 21% so với mức 30,34 tỷ USD cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 năm qua.

Pakistan

Đà phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Pakistan vẫn được duy trì trong những tháng đầu năm 2015. Kinh tế Pakistan đã có những cải thiện rõ rệt nhờ các chương trình cải cách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng GDP trong năm tài chính 2014-2015 (từ tháng 6/2014-6/2015) ước đạt 4,24% so với mức 4,03% của năm 2014 và mức 3,3% của năm 2013. Tuy mức tăng trưởng này không đạt mục tiêu 5,1% đã đề ra nhưng đây là dấu hiệu rất tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về an ninh, chính trị và thời tiết. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, GDP của Pakistan có thể đạt tốc độ tăng trưởng 4,6% năm 2016 nếu kiềm giữ được lạm phát ở mức thấp và thắt chặt tài chính.

Về cơ cấu tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng 3,6%; nông nghiệp tăng trưởng 2,9% và dịch vụ 5%. Chính phủ Pakistan nỗ lực cải thiện năng suất trong ngành nông nghiệp vốn chiếm 21% GDP và 44% lao động, tập trung vào. một số sản phẩm trồng trọt chủ yếu chiếm 65% sản lượng toàn ngành như lúa mì, ngô, gạo, mía và bông.

Trong những tháng đầu năm 2015, kiềm chế lạm phát tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Pakistan. Theo số liệu tới tháng 4/2015 của Bộ Tài Chính Pakistan, chỉ số lạm phát tính theo giá tiêu dùng CPI giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2003 là 4,8% so với 8,7% cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2015, Pakistan tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách kinh tế và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh, trật tự xã hội, môi trường kinh doanh để tạo nền tảng cơ sở cho tăng trưởng trong thời gian tới.

Băng-la-đét

Vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng chính trị trong nước. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2015 chỉ đạt khoảng 5,6%. Nếu tình hình chính trị chuyển biến tốt, lạm phát được duy trì dưới 10% và cải thiện môi trường đầu tư, GDP của Băng-la-đét có thể đạt được mức tăng trưởng 6,3% vào năm 2016.

Sri Lanka

Tốc độ tăng trưởng dự kiến ở mức 6,9% trong năm 2015.

Afghanistan

Nông nghiệp và dịch vụ là những trụ cột phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Chuyển giao chính trị ổn định cũng sẽ giúp nước này đạt tốc độ tăng trưởng 2,5% trong năm 2015 và 5% trong năm tiếp theo.

Bhutan

GDP tăng trưởng đạt mức 6,7% năm 2015 nhờ phát triển một số dự án thủy điện mới và các biện pháp tăng cường và phát triển ngành du lịch.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website