Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sản xuất lúa gạo ở Châu Phi tăng nhanh hơn nhu cầu sử dụng của khu vực

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), vụ mùa 2016/2017, toàn thế giới có thể đạt được sản lượng lúa mức kỷ lục, trong khi nhu cầu sử dụng chỉ tăng trưởng rất khiêm tốn. Thương mại gạo trên toàn thế giới dự báo sẽ giảm do được mùa lúa tại các nước nhập khẩu.

 

Khu vực Châu Phi :

Sản lượng lúa khu vực Nam Sahara Châu Phi dự báo đặt mức 15,4 triệu tấn năm 2016/2017, sau khi đạt mức tăng trưởng 16,3% trong 5 mùa vụ liên tiếp gần đây, đưa sản lượng từ mức 13 triệu tấn mùa vụ 2011/2012 lên mức 15,1 triệu tấn mừa vụ 2015/2016,  dự báo sẽ đạt 15,4 triệu tấn vụ  2016/2017. Ở khu vực Tây Phi , nhờ mở rộng diện tích trồng và việc tăng năng suất nên sản lượng lúa tại các nước như Bờ Biển Ngà, Ghi nê, Mali, Senegal và Sierra Leon đều tăng trưởng tốt. Trong khi đó sản lượng lúa tại Nigeria, do điều kiện thời tiết không thuận lơi,  giảm khoảng 3% .  Sản lượng lúa tại Madagascar và Ai cập cũng giảm .

Tuy nhiên, sản lượng lúa tại khu vực Nam Sahara vẫn còn rất nhỏ bé so với sản lượng chung của toàn thế giới và tăng trưởng nhanh hơn nhu cầu sử dụng trong những năm gần đây. Từ mùa vụ 2011/2012 đến 2015/2016, mức tiêu thụ của khu vực này chỉ tăng 11,3%, từ mức 23,8 triệu tấn lên mức 26,1 triệu tấn; dự báo sẽ đạt mức 26,5 triệu tấn năm 2016/2017. Cũng cần lưu ý rằng , mức tiêu thụ gạo khu gạo khu vực Nam Sahara mới chỉ chiếm 5,5% mức tiêu thụ gạo toàn thế giới, còn khoảng cách rất xa so với khu vực Đông Á (162 triệu tấn), Nam Á (144 triệu tấn) và Đông Nam Á (103 triệu tấn); nhưng nó xếp vị trí thứ 4, trên khu vực Nam Mỹ (14,5 triệu tấn).

Tình hình nhập khẩu:

Trong 5 mùa vụ vừa qua, nhập khẩu gạo khu vực này theo đồ thị hình Sin, nhưng về cơ bản tương đối ổn định; sản lượng nhập khẩu dao động ở mức tương đối thấp trong 5 năm qua, đạt mức 10,9 triệu tấn năm 2014/2015 trong khi năm trước đó là  12,6 triệu tấn; năm 2015/2016,  lượng nhập khẩu là 11,2 triệu tấn  nhưng năm 2016/2017 khả năng chỉ còn 10,9 triệu tấn. Dự báo nhu cầu nhập khẩu của khu vực Nam Sahara sẽ giảm nếu như việc giảm nhập khẩu gạo của Nigeria thành hiện thực . Khu vực Nam Sahara luôn chiếm vị trí số 1 về nhập khẩu gạo , đứng trên khu vực Đông Á ( 6,6 triệu tấn ), chiếm 28,3% /tổng lượng gạo nhập khẩu toàn thế giới. Bờ Biển Ngà dự báo sẽ được mùa vụ  thu hoạch lúa, giúp nước này giảm khoảng 100 ngàn tấn gạo nhập khẩu, xuống mức chỉ còn 900 ngàn tấn năm 2016/2017. Ở Nigeria, chính sách hạn chế nhập khẩu bằng đường bộ và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ đã mang lại hiệu quả: Lượng nhập khẩu giảm 300 ngàn tấn , xuống mức 2 triệu tấn. Nhập khẩu của Senegal tương đối ổn định, ở mức 990 ngàn tấn gạo tấm từ Ấn Độ và Thái Lan. Nhập khẩu gạo của Ghana tăng 20 ngàn tấn lên mức 600 ngàn tấn. Năm Phi sẽ giảm nhập khẩu 75 ngàn tấn, xuống còn mức 925 ngàn tấn.

Vị trí của Châu Phi trên thị trường gạo thế giới như sau:

Đơn vị tính : Ngàn tấn

Nhập khẩu

 

2011/12

2012/13

2013/14

2014 /15

2015/16

2016/17

Dự báo

Thế giới

36.926

36.442

41.290

39.292

39.489

38.564

Nam Sahara

11.853

11.567

12.669

10.971

11.220

10.930

  - Nigeria

3.400

2.400

3.200

2.500

2.300

2.000

 -Bờ Biển Ngà

1.265

830

950

1.100

1.000

900

  -Senegal

918

902

960

990

985

990

  -Ghana

595

725

590

500

580

600

 -Nam Phi

870

990

910

912

1.000

925

 

Sản xuất

 

 

2011/12

2012/13

2013/14

2014 /15

2015/16

2016/17

Dự báo

Thế giới

467.616

472.494

478.435

478.721

470.486

480.710

Nam Sahara

13.002

13.272

13.984

14.438

15.127

15.390

 

Tiêu thụ

 

 

2011/12

2012/13

2013/14

2014 /15

2015/16

2016/17

Dự báo

Thế giới

456.394

462.909

474.292

475.642

476.905

478.452

Nam Sahara

23.816

24.741

26.371

26.055

26.183

26.579

Lượng tồn kho cuối Vụ

 

 

2011/12

2012/13

2013/14

2014 /15

2015/16

2016/17

Dự báo

Thế giới

106.826

113.816

114.343

114.382

106.427

106.611

Nam Sahara

2.085

2.229

1.927

2.283

2.197

1.653

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website