Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn Quảng bá Thương mại Việt Nam-Nam Phi

Nhằm thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi và các nước Miền Nam châu Phi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và Nam Phi trong lĩnh vực vận chuyển và giao nhận hàng hóa, tăng cường trao đổi thông tin trong lĩnh vực luật pháp và môi trường kinh doanh, theo chương trình hoạt động đặc thù đã được Nạp Tiền 188bet phê duyệt, ngày 19/4/2016 tại thủ đô Pretoria Diễn đàn Quảng bá Thương mại Việt Nam-Nam Phi đã được tổ chức.

Sự kiện có sự tham dự của đông đảo đại diện các tổ chức, chính quyền địa phương của Nam Phi, trong đó có đại diện các cơ quan về vận tải biển, Phòng Thương mại Công nghiệp tại Pretoria và Johannesburg, đại diện Tổ chức Phát triển châu Phi NEPAD, cùng nhiều doanh nghiệp sở tại đang hoạt động trong lĩnh vực logistics vận tải biển, xuất nhập khẩu, hội chợ triển lãm, đầu tư, đào tạo nghề, v.v... Về phía Việt Nam, tham gia sự kiện có Đoàn Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn do ông Nguyễn Đăng Nghiêm, Tổng giám đốc làm Trưởng đoàn cùng đông đảo các thành viên đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng của Tổng công ty. Diễn đàn còn có sự tham dự của Đoàn lãnh đạo Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội do ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng, Đại biểu Quốc hội làm Trưởng đoàn đang thăm và làm việc tại Nam Phi.

 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Lê Huy Hoàng hoan nghênh sự hiện diện đông đảo của doanh nghiệp sở tại về lĩnh vực vận tải biển, nhấn mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế này của Đại sứ quán với sự có mặt của Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài gòn và Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội sẽ là dịp để doanh nghiệp sở tại có thêm những thông tin đầy đủ hơn về khả năng to lớn của ngành vận tải biển ở Việt Nam, các chính sách quy định luật pháp của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực này. Đại sứ cho biết trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi hiện đạt 1,2 tỷ USD nhưng tiềm năng hợp tác hai bên vẫn còn rất lớn, và chưa được khai thác hết một phần do khó khăn về chi phí vận tải. Đại sứ Lê Huy Hoàng khuyến khích doanh nghiệp vận tải biển và logistics của hai nước tăng cường hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và Nam Phi trong lĩnh vực vận chuyển và giao nhận hàng hóa, tăng cường hợp tác về đào tạo nhân lực, thúc đẩy đầu tư liên doanh về vận tải biển... góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên, đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác thực chất hơn nữa quan hệ hai nước.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đăng Nghiêm, Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài gòn và ông Bùi Văn Quỳ, Giám đốc Tiếp Thị cùng các thành viên trong đoàn đã có phần thuyết trình giới thiệu về chiến lược phát triển và hợp tác quốc tế của Tổng công ty Tân cảng Sài gòn, quyết tâm của Tổng công ty đẩy mạnh hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới trong đó có Nam Phi, không những trong lĩnh vực vận tải biển và giao nhận quốc tế mà còn trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản. Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cũng đã thông tin thêm về nỗ lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc không ngừng hoàn thiện ban hành các văn bản pháp luật, chính sách quy định... nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trong phần thảo luận, đại biểu các cơ quan và doanh nghiệp Nam Phi quan tâm trao đổi với các đại biểu Việt Nam, tìm hiểu làm rõ thông tin, đề xuất các biện pháp thúc đẩy hợp tác hai bên trong lĩnh vực cảng biển. Bà Maphefo Anno-Frempong, Cục trưởng Cục Đào tạo Vận tải Nam Phi hoan nghênh việc Đại sứ quán tổ chức diễn đàn có sự tham dự của đoàn Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, nhất trí hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển và giao nhận quốc tế, đề xuất ký thỏa thuận hợp tác với Việt Nam về đào tạo nhân lực cho ngành vận tải biển. Ông Ben De Klark, đại diện cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Johannesburg cho biết nhiều doanh nghiệp Nam Phi mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam nhưng gặp khó khăn do khoảng cách địa lý, hy vọng việc hai nước thúc đẩy hợp tác về cảng biển sẽ giúp hàng hóa hai bên thâm nhập thuận lợi hơn vào thị trường ở khai khu vực. Ông Moses Maboi, Tổng giám đốc Công ty Katlego Global Logistics cho biết ông vừa đi Việt Nam về và rất ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam, mong muốn được trở thành đối tác của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn nhằm thúc đẩy hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Ông Wilfred Gentle, Giám đốc Nhập khẩu, Công ty Morgan Cargo tìm hiểu thông tin và mong hợp tác với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực vận tải hàng tươi sống và xuất khẩu thị bò. Ông Colin Schönfeldt, đại diện cho Công ty Radio Data Communications cho biết Công ty có bề dầy lịch sử 40 năm sản xuất thiết bị viễn thông với các nhà máy ở nhiều nước trên thế giới; Công ty đang thực hiện kế hoạch chuyển các nhà máy của Ccông ty tại Trung Quốc sang Việt Nam nên muốn tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề về luật pháp và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đại biểu các doanh nghiệp vận tải giao nhận quốc tế Nam Phi cũng đã trao đổi với các thành viên Đoàn Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn các vấn đề kỹ thuật chuyên ngành để thúc đẩy hợp tác cụ thể trong thời gian tới.

Nhân dịp này, các hoạt động quảng bá nhiều mặt hàng nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có cà phê Trung Nguyên, cá tra và gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam đã được triển khai. Các món ăn Việt Nam do các đầu bếp Nhà hàng Sài Gòn tại Johannesburg chế biến cũng góp phần để doanh nghiệp sở tại hiểu hơn những nét tinh tế của ẩm thực Việt, về văn hóa con người Việt Nam.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website